04:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Còn nhiều vướng mắc

Thứ bảy - 27/10/2012 07:40
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) sau 2 năm triển khai đề án đã bộc lộ nhiều yếu kém...

Đó là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị Triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT năm 2012, do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây.

Tắc nhiều khâu

Theo Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT mà Bộ NNPNT duyệt năm 2010, có 71 ngành nghề nông nghiệp được lên kế hoạch đào tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền. Đến nay, sau 2 năm triển khai, đề án vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn bởi gặp rất nhiều vướng mắc trong công tác tuyên truyền, phân bổ ngân sách… đặc biệt là vẫn còn bị "hành" trong công tác thẩm định đề án.

Dạy nghề đan làm ghế mây cho nông dân xã Tân Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh hậu Giang.

Bà Hạ Thúy Hạnh- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) cho biết: "Đến nay, sau 2 năm triển khai đề án mới có 12/63 trung tâm khuyến nông được Sở LĐTBXH địa phương cấp giấy phép dạy nghề. Đây cũng là nguyên nhân khiến Đề án Dạy nghề cho LĐNT gặp khó khăn vì… có học cũng không được cấp chứng nhận qua đào tạo nghề".

Theo bà Hạnh, việc phân bổ ngân sách cho đào tạo tại các tỉnh, thành khá chậm khiến công tác đào tạo nghề càng thêm khó khăn… Đặc biệt, yêu cầu học viên sau khi được đào tạo phải có việc làm hoặc áp dụng vào sản xuất và có đánh giá của địa phương thì mới được nghiệm thu và quyết toán chi phí dạy nghề khiến nhiều trung tâm khuyến nông không mặn mà với đề án.

Ông Nguyễn Thái Thắng - đại diện ban quản lý các lớp học của Tổng Công ty Chè Việt Nam cho rằng: "Công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay vẫn chưa gắn với nhu cầu xã hội. Một số địa phương chú trọng đào tạo một số ngành nghề cơ bản cho LĐNT, chưa chú trọng lợi thế về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, ngành nghề truyền thống của địa phương… Đây cũng là lý do khiến người lao động chưa coi được đào tạo nghề là nhu cầu, yếu tố cần thiết để bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình".

Nông dân vẫn thụ động học nghề

Đánh giá quá trình thực hiện Quyết định 1956, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về tính khả thi của đề án cũng như hiệu quả mang lại. Bà Thúy Hạnh cho biết: "Việc vay vốn để làm nghề sau khi được đào tạo của người lao động còn khó khăn do nguồn vốn giải quyết việc làm quá ít".

Ngoài ra, nhiều LĐNT không xác định học để có nghề khiến cho việc đào tạo nghề triển khai chậm, kém hiệu quả. Ông Lương Tiến Khiêm- Trưởng phòng Tài chính Trung tâm KNQG than thở: "Trong một gia đình, vợ - chồng - con thay phiên nhau tham gia cùng một lớp học thì làm sao hiệu quả được. Vì thế, việc đầu tiên phải tăng cường tuyên truyền cho nông dân hiểu; đồng thời, đối tượng học nghề phải chọn thật kỹ".

Theo Bà Hạ Thúy Hạnh: “Việc chi ngân sách cho đào tạo nghề quá thấp khiến cho công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đối với giảng viên là 25.000 đồng/tiết học, LĐNT 15.000 đồng/ngày, nhưng chỉ người dân tộc và hộ nghèo được hỗ trợ…”.

Đồng quan điểm, ông Thắng cho rằng, đào tạo nghề phải chú trọng chất lượng, không nên chạy theo số lượng. “Mỗi chương trình đào tạo, mỗi nghề nghiệp dự định đào tạo ở một địa phương cần bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. LĐNT học nghề xong phải có việc làm chứ học để có nghề là chưa đi đến đích của đề án”- ông Thắng nói.

Trước hàng loạt vấn đề này, ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm KNQG yêu cầu các sở, ngành rà soát, bổ sung để thực hiện đề án cho phù hợp với nhu cầu học và đặc điểm của từng địa phương; trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền; bám sát các quy hoạch, nghiên cứu, đánh giá chính xác điều kiện của từng địa bàn; tính toán gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Có như vậy, đề án mới hoàn thành các mục tiêu đề ra.

(danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 485


Hôm nayHôm nay : 32795

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70874061