02:39 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Sẽ nâng mức hỗ trợ

Thứ sáu - 09/08/2013 23:55
Ngày 9.8 tại Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp” nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn” 16 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Tại diễn đàn, TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho rằng: “Sau 3 năm triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), đến nay đã đào tạo được 1.042.959 người học nghề, đã có 822.460 lao động trong số này có việc làm ổn định, và tăng thu nhập”. Tại diễn đàn, nhiều ND có ý kiến rằng, cần nâng cao kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở, phụ cấp cho người học nghề, nhất là những vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Lao động nông thôn được đào tạo dạy nghề với phương châm “cầm tay chỉ việc thực hành tại chỗ”.
Về việc này, ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề) cho biết: Hiện nay, Bộ Tài chính đang đề xuất với Chính phủ nâng thêm tiền hỗ trợ ăn, đi lại cho người học nghề, cụ thể: đồng bào dân tộc thiểu số, người mất đất sản xuất từ 15.000 đồng/người/ngày sẽ được nâng lên 25.000 đồng/người/ngày; người khuyết tật được nâng lên 35.000 đồng/người/ngày. Còn việc hỗ trợ đi lại, những người ở xa trên 15km, một khóa từ 200.000 đồng/người sẽ được nâng lên 300.000 đồng/người…

Ông Đỗ Việt Hoa - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, kiến nghị: “Theo tôi, việc đào tạo nghề LĐNT các cấp ngành cần phải tham mưu và giao cho một hệ thống làm, tránh gây lãng phí đối tượng học, hay giáo trình học mỗi nơi mỗi kiểu như thời gian qua. Khánh Hòa vẫn còn xảy ra tình trạng các trường CĐ nghề, trung cấp nghề đi “thuê” lại giáo viên của Trung tâm Khuyến nông để dạy nghề cho LĐNT. Theo tôi nên gom lại một đầu mối là tốt nhất”.

TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, yêu cầu: “Phải xác định được nghề phù hợp với ND; quy hoạch sản xuất địa phương hợp với nghề ND được dạy; việc tổ chức dạy nghề, địa điểm dạy nghề ở đâu, chỗ nào là phụ hợp thuận tiện nhất; đơn vị tổ chức giảng dạy nghề phải đủ điều kiện, giáo viên phải có kinh nghiệm, đào tạo lành mạnh; người học và người giảng dạy phải được gắn kết với nhau; đặc biệt hơn là phát huy được nghề sau khi học và phải phù hợp với nghề được học, nhằm tránh ND thất nghiệp”. 
Trương Hồng
Theo danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 44273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1301754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74348725