18:26 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại HN: Chất cần hơn lượng

Thứ ba - 28/08/2012 22:15
Ngày 28-8, UBND TP Hà Nội tổ chức sơ kết hai năm thực hiện Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa an sinh xã hội mà còn là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, những mục tiêu đặt ra trong đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn Hà Nội mới đạt được kết quả bước đầu, song có một số bất cập nhanh chóng phải điều chỉnh.

Sản xuất hàng sơn mài mỹ nghệ xuất khẩu tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín. Ảnh: Bá Hoạt

Chuyển dịch cơ cấu lao động là tất yếu

Hiện nay, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, 20 quận, huyện trên địa bàn TP đã hoàn thành công tác điều tra nhu cầu học nghề và những mục tiêu đặt ra trong đề án. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Đình Đức cho biết, hiện có gần 132.000 lao động nông thôn (LĐNT) có nhu cầu học nghề; ngoài ra, 8.320 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hộ gia đình sử dụng từ 10 lao động trở lên có nhu cầu bổ sung hơn 311.000 lao động cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Trong khi đó, đa số lao động chưa qua đào tạo, vì thế đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc chuyển dịch cơ cấu lao động là tất yếu. 

Thực tế, sau hơn 2 năm triển khai, đề án đã được nông dân hồ hởi đón nhận. Công tác chỉ đạo được các cấp chính quyền triển khai sâu rộng, rõ người, rõ việc và định hướng phù hợp trong việc đào tạo ngành nghề ở nông thôn. Toàn thành phố đã mở được 60 lớp dạy nghề cho 11.849 LĐNT. Ngành nghề đưa vào giảng dạy đa dạng, phong phú, tập trung vào hai nhóm nông nghiệp (chiếm 34,7%) và phi nông nghiệp (chiếm 65,3%). Tại một số địa phương như huyện Thanh Trì, Từ Liêm đã xuất hiện nông dân trí thức, làm kinh tế giỏi. Tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi học nghề khá cao, đạt 70% trở lên. Một số ngành nghề như may công nghiệp, điêu khắc, mây tre giang đan và một số ngành nghề nông nghiệp tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, sau đào tạo gần 100% lao động có việc làm ổn định. Tuy nhiên, không ít địa phương băn khoăn về chất lượng đào tạo, bởi chỉ với thời gian 3 tháng, để có một nghề là không dễ dàng. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ, còn có sự chồng chéo giữa các Sở LĐ-TB&XH, Công thương, NN&PTNT. Trong quá trình thực hiện, một số địa phương, đơn vị chưa chủ động, tích cực trong công tác đào tạo việc làm cho LĐNT. Mức hỗ trợ học nghề thấp, không phù hợp với thực tiễn mặt bằng giá cả hiện nay và phân bổ chậm. Đến ngày 24-8-2012, UBND TP mới ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2012. Bà Phan Lan Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cho biết, mặc dù nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT vẫn phải triển khai, nhưng thiếu kinh phí… Chất lượng giáo viên giảng dạy ngành nghề cho LĐNT cũng là vấn đề nan giải. Ông Nguyễn Duy Trình, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, thực vật cho hay, thù lao cho giáo viên giảng dạy thấp nên chưa tạo được sức hút giảng viên giỏi trong việc đào tạo nghề cho LĐNT…

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần có sự gắn kết nhu cầu xã hội. Ảnh: Bá Hoạt

Lao động "thụ động" đến với nghề

Đánh giá quá trình thực hiện Quyết định 1956, nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi của đề án, cũng như hiệu quả thực tế mang lại. Hiện có rất nhiều yếu tố tác động đến mục tiêu đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt là nhận thức của người dân chưa cao. Bản thân người lao động chưa coi việc được đào tạo nghề là nhu cầu, một yếu tố cần thiết để bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình. Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Ba Vì Nguyễn Quốc Văn cho biết, việc vay vốn để làm nghề sau khi được đào tạo của người lao động gặp khó khăn do nguồn vốn giải quyết việc làm quá ít, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng việc làm sau đào tạo… Bên cạnh đó là tình trạng lao động "thụ động" đến với đào tạo nghề, không xác định mục tiêu sau đào tạo, dẫn đến sự lãng phí nguồn lực đầu tư. Điều đó cho thấy sự lúng túng trong việc xác định nghề đào tạo cho lao động và chương trình đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu người học. 

Liên quan đến nhu cầu và đối tượng học nghề, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa gắn với nhu cầu xã hội. Ở một số địa phương ngoại thành quá chú trọng đào tạo vi tính cho LĐNT, chưa chú trọng đến một số lợi thế về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và làng nghề. Tỷ lệ chênh lệch giữa các đối tượng qua đào tạo quá lớn, trong tổng số lao động đã qua đào tạo nghề chỉ có 12,3% người lao động tại các địa phương bị thu hồi đất được học nghề, số hộ nghèo chiếm 9,2%, LĐNT người dân tộc thiểu số là 2%, người tàn tật chiếm 0,3%... Trước hàng loạt vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, Phó Chủ tịch yêu cầu các sở, ngành rà soát, bổ sung để thực hiện đề án cho phù hợp với nhu cầu học và đặc điểm của từng địa phương; đồng thời cụ thể hóa việc đào tạo hơn 30.000 LĐNT trong năm nay, cần tập trung vào các nghề gần gũi với người nông dân, như trồng rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi thú y… Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Ngọc Phi cũng lưu ý, trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, Hà Nội cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trong nhân dân; bám sát các quy hoạch cũng như nghiên cứu, đánh giá chính xác điều kiện của từng địa bàn; tính toán gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Thứ trưởng nhấn mạnh: "Có hạt nhân sẽ tạo được sức lan tỏa", do đó Hà Nội không nên đào tạo theo số lượng mà chú trọng vào chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT.

Theo kế hoạch, trong năm 2012, mục tiêu của TP dạy nghề cho 30.500 LĐNT, trong đó trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 30.000 người, trình độ trung cấp, cao đẳng 500 người; 80% lao động sau khi học nghề có việc làm; 2.300 cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Tính lũy kế trong 2 năm (2010-2011), ngân sách thành phố đầu tư hơn 85,2 tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

                    Hữu Hoài
Nguồn:hanoimoi.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 355


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626647

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853962