|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh - Ảnh: VGP/Nhật bắc |
Vừa qua, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan đã cố gắng đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả tình trạng này.
Một trong những giải pháp quan trọng để đầu tư công tập trung hơn, nâng cao hiệu quả đầu tư là minh bạch quá trình phân bổ vốn, duyệt danh mục.
Tại kỳ họp trước, Quốc hội đã thông qua việc rà soát phân bổ lại vốn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm từ năm 2012 đến 2015. Đến nay, toàn bộ danh mục đã được công bố và tiền từ nguồn trái phiếu Chính phủ đã được phân bổ cho từng danh mục.
“Các địa phương đã nắm rất rõ địa phương mình có những danh mục công trình nào được đầu tư, công trình nào sẽ hoàn thành, công trình nào phải tìm nguồn vốn khác để bù đắp. Đây là việc làm rất minh bạch, rõ ràng” Bộ trưởng nói.
Nguồn đầu tư ngân sách có hạn
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2013, nhu cầu đầu tư của các địa phương, các Bộ, ngành là rất lớn, trong khi vốn chỉ đáp ứng được một phần.
“Chúng tôi rất thông cảm với bức xúc của các Bộ, ngành, địa phương. Chúng tôi chia sẻ với các địa phương khi những tuyến đường dở dang, xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được đầu tư, nhưng rõ ràng là nguồn vốn của chúng ta rất hạn chế. Thực tế là cơ quan được giao phụ trách vấn đề này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu rất nhiều áp lực”, Bộ trưởng phân trần.
Năm 2013, Chính phủ đề xuất tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 180.000 tỷ đồng. Mặc dù là thấp so với nhu cầu, nhưng đây cũng là mức rất cố gắng của ngân sách Nhà nước. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nếu tiếp tục xem xét điều chỉnh tăng lương, con số này có khả năng còn phải giảm đi nữa.
Trong đó có 39.000 tỷ đồng thực chất là tiền dự kiến thu từ bán, sử dụng đất của các địa phương. Như vậy, con số đầu tư thực tế sẽ chỉ khoảng 140.000 – 141.000 tỷ, vì các địa phương cũng rất khó khăn trong nguồn thu.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã cung cấp số liệu chi tiết về phân bổ nguồn vốn 180.000 tỷ đồng này cho thấy tổng số vốn đầu tư do các địa phương toàn quyền quyết định phân bổ lên tới trên 131.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 73% tổng vốn đầu tư).
“Tôi muốn nêu cơ cấu này để các địa phương chia sẻ, trong điều kiện khó khăn hiện nay, tất cả đều được ưu tiên cho địa phương”, Bộ trưởng nói.
“Chúng tôi đi kiểm tra thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư công (Chỉ thị 1792) thì thấy đã cơ bản giảm rất nhiều những dự án đầu tư mang tính chất dàn trải. Nguồn vốn đã tập trung cho những công trình dở dang, sắp hoàn thành. Tuy nhiên, những khoản đầu tư thuộc “quyền” của các địa phương cân đối vẫn còn dàn trải”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn chỉ rõ.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị các địa phương phải xác định lại vấn đề này, từ đó thực hiện nghiêm túc, không bố trí vốn đầu tư dàn trải.
“Để khắc phục điều này, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội các địa phương giám sát chặt chẽ việc bố trí vốn của UBND địa phương mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tổng Thanh Tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã khẳng định số liệu nợ, thất thoát của Vinashin.
Tổng Thanh Tra Chính phủ cho biết, đoàn thanh tra đã làm việc tại Vinashin từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2010, thời gian thanh tra là 4 năm, tập trung vào 3 nhóm vấn đề là thể chế tổ chức hoạt động; tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty mẹ và 14 đơn vị chủ lực); quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (mua sắm tài sản, mua sắm tàu thủy...)
Theo kết quả thanh tra, số liệu chính thức tính đến ngày 31/12/2009, khoản lỗ lũy kế của Vinashin là: 4.985 tỷ đồng; các khoản lỗ tiềm ẩn (có khả năng gây lỗ) khác: 8.512 tỷ đồng.
Như vậy, tổng cộng, khoản lỗ của Vinashin có thể lên tới 13.400 tỷ đồng.
Trước đó, đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Quảng Trị) đã dẫn số liệu “riêng Vinashin đã làm thất thoát khoảng 107.000 tỷ đồng, trong đó trên 40.000 tỷ nợ nước ngoài, hơn 60.000 tỷ đồng nợ trong nước”.
Như vậy, con số chính thức do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố khác xa số liệu của đại biểu Lê Như Tiến.
Số liệu chính thức về các khoản nợ và lỗ của Vinashin tính đến ngày 31/12/2009: |
Xuân Tuyến
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn