06:17 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài: Xu hướng mới của doanh nghiệp ngành nông nghiệp

Thứ năm - 04/07/2013 03:32
Trong bối cảnh diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, việc đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đang trở thành xu hướng mới nhằm tận dụng nguồn nhân lực và diện tích đất canh tác màu mỡ ở nơi đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Trong khi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp (NLNN) ở Việt Nam ngày càng èo uột (3 năm qua, các dự án đăng ký mới chiếm chưa tới 1% tổng vốn FDI vào mọi lĩnh vực), thì đầu tư của khối doanh nghiệp (DN) ngành NLNN của nước ta ra nước ngoài ngày một tăng. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện có hơn 150 dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực NLNN còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư gần 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của khối các DN cả nước.

Điểm đến đầu tư của các DN này chủ yếu là Lào, Campuchia, bởi có thuận lợi về mặt địa lý. NLNN đang chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư của nước ta tại Lào và chiếm 54,4% vốn đầu tư của các DN Việt Nam vào Campuchia, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su. 

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là một trong bốn “đại gia” đứng đầu về đầu tư ra nước ngoài (gồm VRG, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Kế hoạch tổng vốn đầu tư các dự án trồng cao su ở nước ngoài của VRG đến năm 2015 là 1 tỷ USD, hiện đã thực hiện 400 triệu USD.

Theo VRG, tính đến đầu năm 2013, tổng diện tích cao su trồng tại Lào và Campuchia của đơn vị đạt khoảng 100.000ha, trong đó có 8 dự án tại Lào với tổng diện tích cao su đã trồng là 27.096ha và 21 dự án tại Campuchia (trong đó có 19 dự án trồng cao su với diện tích hơn 70.000ha, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su). Trong năm nay, VRG sẽ trồng mới 25.000ha cao su tại Campuchia và phấn đấu cùng các DN khác ngoài Tập đoàn hoàn thành mục tiêu trồng 100.000ha cao su tại nước này trong năm 2014, sớm hơn một năm so với mục tiêu ban đầu được Chính phủ hai nước thông qua. Dự kiến đến năm 2015, các dự án này sẽ bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu, ước đạt kim ngạch 400 triệu USD vào năm 2020. 

Ông Vũ Văn Chung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại Lào và Campuchia, các DN Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng tại địa phương với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD thông qua việc xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án. Các dự án trồng cây công nghiệp của DN Việt đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia và Lào. Trong đó, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư 40 triệu USD vào chương trình an sinh xã hội tại Attapư (Lào) để phát triển hạ tầng kỹ thuật (xây cầu, đường, trụ sở chính quyền, khách sạn…) và các công trình xã hội (xây bệnh viện 200 giường, 1.000 căn hộ tái định cư cho người dân vùng dự án…), góp phần làm thay đổi bộ mặt tỉnh nghèo nhất Lào trước đây. 

Tại châu Phi, trong Chương trình hợp tác Nam – Nam (Việt Nam và các nước phía Nam châu Phi), những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cử hàng trăm chuyên gia sang các nước Mozambique, Tanzania, Sudan, Mali, Nam Phi, Sierra Leone… để hướng dẫn, hỗ trợ người dân các nước này trồng lúa và phát triển hệ thống thủy lợi. Nhiều DN của Việt Nam đã đầu tư trồng lúa ở một số nước châu Phi. Trong đó, Công ty Long Dân, DN chuyên xuất khẩu nông sản có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh, đã đầu tư trồng lúa tại Sierra Leone; nhiều DN khác cũng đầu tư hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy sản tại Nam Phi, Mozambique… 

Theo các chuyên gia, đầu tư NLNN ra nước ngoài không chỉ tận dụng được nguồn nhân lực và diện tích đất canh tác màu mỡ ở nơi đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa mà còn là một trong những hướng đi để “né” thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu. Đối phó với việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá quá cao đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam, một số DN thay vì xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đã chuyển sang xây dựng nhà máy ở Singapore. Nghĩa là sẽ đưa cá tra từ Việt Nam sang đó chế biến, sau đó xuất khẩu vào Hoa Kỳ, vì cá tra từ Singapore xuất sang Hoa Kỳ hiện không bị áp thuế chống bán phá giá. 

Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ có những thuận lợi mà còn gặp không ít khó khăn. Những quốc gia mà DN Việt Nam tìm đến đầu tư chủ yếu là những nước lạc hậu hơn; hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của các nước này chưa hoàn thiện, thường xuyên thay đổi, chưa thống nhất nên gây nhiều trở ngại cho hoạt động của các DN.

Hiện, Chính phủ Lào đã tạm dừng xem xét và cấp phép dự án đầu tư mới vào lĩnh vực trồng cao su và bạch đàn (từ 11/6/2012 đến hết 31/12/2015). Mặt khác, tiến độ giao đất cho các dự án trồng cao su tại Lào và Campuchia khá chậm, khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất của DN. Ngoài ra, lực lượng lao động tại Lào cũng hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng... 

Nỗ lực vượt qua những trở ngại, đầu tư ra nước ngoài đang giúp các DN ngành NLNN mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là chiếm chỗ trong những thị trường “ngách” để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định sự trưởng thành của mình. Từ chỗ có lợi nhuận, DN sẽ tăng khả năng tài chính, quay trở lại đầu tư vào nông nghiệp trong nước.

Chu Khôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 442

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 441


Hôm nayHôm nay : 33749

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551251

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778566