15:30 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để Nghị định 67 sát thực tiễn hơn

Thứ ba - 21/07/2015 22:30
Đó là mục đích chính trong việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tuy nhiên vẫn phải bám sát mục tiêu ban đầu và đáp ứng nhu cầu sử dụng tàu cá công suất lớn của bà con ngư dân.

Theo dự thảo, sẽ bổ sung trường hợp ngư dân đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá dùng vỏ vật liệu mới vào đối tượng được hưởng ưu đãi; bổ sung quy định hỗ trợ chi phí thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ và vỏ vật liệu mới (có công suất từ 400 CV trở lên).

Cùng đó, nâng thời hạn cho vay đối với trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới (có suất đầu tư lớn) từ 11 năm lên 16 năm (trong đó có 1 năm ân hạn lãi suất). Còn tàu cá vỏ gỗ thì vẫn giữ nguyên thời hạn cho vay là 11 năm. Ngoài ra, trường hợp chủ tàu muốn nâng cấp tàu cá thì có thể sử dụng máy cũ để lắp ráp vào tàu, nhưng nếu đóng mới thì phải sử dụng máy mới.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cơ quan soạn thảo cũng bổ sung quy định với tàu nâng cấp. Cụ thể là ngoài nâng cấp công suất máy còn được thực hiện một hoặc nhiều hạng mục nâng cấp khác như: Gia cố vỏ tàu, nâng cấp hầm bảo quản, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, bốc xếp hàng hóa và các hạng mục này đều được hưởng tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Nhiều địa phương triển khai đóng tàu theo Nghị định 67 - Ảnh: Trịnh Thu Nguyệt

Dự thảo cũng bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm là các thành viên nghiệp đoàn nghề cá có tham gia khai thác hoặc làm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Một trong những nội dung được nhiều ngư dân băn khoăn là sử dụng máy cũ tới mức nào để nâng cấp tàu cá, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã dự thảo một thông tư về nhập khẩu, sử dụng máy móc cũ nói chung. Theo đó, máy có thời gian sử dụng không quá 10 năm, có tiêu chuẩn phù hợp với quy định máy móc nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển G7 hoặc phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Như vậy, sẽ bỏ quy định trước đây là chất lượng máy móc cũ phải đảm bảo từ 80% trở lên. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có kế hoạch để thực hiện việc hậu kiểm chất lượng máy móc, đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng.

Liên quan tới ý kiến đề nghị cho vay thương mại đối với phần vốn đối ứng mà dự thảo Nghị định không tiếp thu để bổ sung, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định đưa ra là ngư dân vay đóng mới, nâng cấp tàu phải có vốn đối ứng 5 - 30% để chứng minh trách nhiệm và năng lực tài chính của chủ tàu, đảm bảo hiệu quả sử dụng, khai thác tàu cá có hiệu quả nhất

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thêm là có ý kiến đề nghị Chính phủ nên cho ngư dân hưởng mức vay hỗ trợ lãi suất lớn hơn khi đóng tàu vỏ gỗ để phần vốn đối ứng chỉ còn 15%, thay vì mức cao như hiện nay là 30%.

Cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn với ngư dân và những cá nhân, tổ chức liên quan tới hoạt động nghề cá. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chính sách ưu đãi của Chính phủ. Nhiều người nói đóng tàu sắt thì tiền bỏ ra quá lớn, đóng tàu vỏ gỗ thì đỡ tốn hơn. Nhưng chúng ta phải kiên định thực hiện mục tiêu mà Nghị định 67 đặt ra ngay từ đầu là đóng tàu vỏ sắt, công suất lớn, góp phần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất trên biển và bảo vệ biển đảo.

Về hướng dẫn nhập khẩu máy tàu cũ để nâng cấp công suất của tàu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý dự thảo Nghị định chỉ quy định về mặt nguyên tắc. Trước mắt, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn cơ sở đóng tàu, ngư dân thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các Bộ, ngành sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trong tháng 7 này.

>> Nếu chính sách sửa đổi theo hướng ưu tiên cho tàu công suất nhỏ (thấp hơn 400 CV - PV) thì tàu chỉ có thể khai thác gần bờ, dễ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, Chính phủ không khuyến khích đóng loại tàu này.

Trần Ngọc Thọ
Nguồn: thuỷ sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 816691

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64802635