14:43 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp và nông dân: Khi thiếu một cái bắt tay chặt

Thứ hai - 24/02/2014 02:15
Từ rất lâu rồi, người ta luôn kêu gọi sự liên kết các "nhà" trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và người nông dân. Tuy nhiên, mối quan hệ này dường như chưa bao giờ có sự "chung thủy". Vì đâu?

Nhiều năm nay trong sản xuất nông nghiệp nói chung, người nông dân luôn đi đầu trong khâu sản xuất, nhưng luôn đứng cuối hưởng lợi trong chuỗi giá trị. Là người chủ của sản phẩm từ ruộng đồng, nhưng lại không tự quyết định được giá và nông dân luôn luôn yếu thế hoàn toàn trong chuyện mặc cả mua bán. Bởi đầu ra bị thả nổi, thương lái mặc sức điều hành giá cả, điều tất yếu dẫn đến hậu quả của vòng luẩn quẩn "mất mùa được giá, được mùa mất giá, thậm chí mất mùa cũng mất giá", còn doanh nghiệp lao đao thiếu nguyên liệu chế biến.

Điển hình nhất là những bế tắc của ngành cá tra Việt Nam trong những năm qua. Trong khi chi phí sản xuất tăng gần gấp đôi, thì so với năm 1998, cá tra đi ra thế giới với trên 4 USD/kg, nay còn trên 2 USD/kg. Giá xuất khẩu thấp, trong khi chi phí tăng lên cộng với nhiều rào cản thương mại nên dẫn đến tình trạng để đảm bảo có lợi nhuận, doanh nghiệp "buộc" phải ép giá nông dân, khiến người nuôi cá tra "được" hòa vốn đã là mừng.

Mặt khác, việc giao kèo giữa doanh nghiệp và người nuôi phần lớn chỉ là hình thức. Theo nghiên cứu trong mấy năm gần đây khi doanh nghiệp mua cá, có trên 80% đơn vị trả tiền cho người bán không đúng hẹn. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp lợi dụng chiếm dụng vốn của nông dân. Nên khi họ thiếu nguyên liệu bởi người nuôi bất ngờ chuyển đối tác bán thì cũng chẳng thể kiện được.

Thương lái thu mua tôm nguyên liệu Ảnh: Trần Út

Và trong vụ tôm cuối năm vừa qua. Vượt qua dịch bệnh, sản xuất tôm bất ngờ được mùa, lại đúng vào thời điểm doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần cho các hợp đồng lớn. Nhưng kết quả, nguyên liệu tôm lại ùn ùn "chuyển" sang Trung Quốc. Phần lớn doanh nghiệp bất lực đứng nhìn và kêu cứu, còn doanh nghiệp lớn tăng giá thu mua. Tuy nhiên, việc tăng này quá muộn và vẫn không bắt kịp so với mức đội giá của "đối thủ ngầm" khi nhiều thời điểm họ sẵn sàng trả cao gấp đôi so với mức thu mua của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đua cũng không kịp, bởi mức "giá sàn" họ quy định trong nhiều năm qua "dựa trên" giá xuất khẩu thường bị nhà nhập khẩu "ép tới cùng".

Không thể trách được người nông dân, bởi gần như họ "đơn thương độc mã" trong sản xuất thì họ có quyền quyết định sản phẩm của mình. Như một người nuôi tôm ở Sóc Trăng nói, nông dân chúng tôi sản xuất thì ai trả cao hơn sẽ bán. Họ ở dưới thấp thì chỉ biết tầm vi mô của mình, còn vĩ mô phải để dành cho các cơ quan ban ngành có trách nhiệm khác!

Thực tế trước mỗi vụ sản xuất, trong các cuộc hội thảo, tất cả đều cam kết đảm bảo quyền và lợi cho người nông dân, nhưng tan cuộc thì lại "mạnh ai nấy làm". Thương lái ở giữa mặc sức hoành hành.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thương lái và doanh nghiệp cũng không còn "mặn nồng" như trước nữa, bởi vấn đề chất lượng nguyên liệu đang ở mức báo động, điển hình là tình trạng bơm tạp chất vào trong tôm nguyên liệu thời gian vừa qua. Việc này vừa khiến doanh nghiệp tốn chi phí thu mua và nguy cơ mất bạn hàng, mất thị trường… Thực tế này đang khiến nhiều doanh nghiệp tính đến bài toán làm việc trực tiếp với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ. Và để làm được điều này thì sự chia sẻ lợi ích rõ ràng, sự minh bạch thông tin từ đầu đến cuối quá trình sản xuất và cả một hợp đồng pháp lý ràng buộc chặt chẽ chính là điều kiện để có một kết cục tốt đẹp cho cả hai phía. Để lời giải cho bài toán liên kết không còn nằm ở sự kêu gọi của các bên.


 

>> Vừa qua, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang đưa ra mô hình: "Đưa nông dân làm cổ đông của doanh nghiệp". Đây được xem là hành động cụ thể khẳng định mong muốn liên kết của doanh nghiệp với nông dân. Xây dựng được mối quan hệ gắn kết trách nhiệm cùng nhau, chia sẻ lợi ích hài hòa mà các doanh nghiệp thủy sản cần áp dụng nhiều hơn.


Linh Anh
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 480737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70708052