18:21 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Nai: Nông dân méo mặt vì cam quýt ê hề, giá rớt thê thảm

Thứ bảy - 07/12/2019 17:35
Việc nhà vườn ồ ạt trồng cam, quýt… dẫn đến cung vượt cầu làm cho giá giảm mạnh. Nông dân Đồng Nai đang đau đầu vì chuyện trái cây rớt giá.

Trái cây có múi rớt giá thảm

Nhiều tuần qua, nhiều nhà vườn tại tỉnh Đồng Nai đang đứng ngồi không yên vì cam sành, quýt đường bất ngờ rớt giá mạnh, trong khi thời gian này lại là mùa thu hoạch chính trong năm.

Theo nhiều nông dân trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trước đó giá quýt đường bán tại vườn luôn ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg loại 1, nhưng gần đây giảm liên tục, chỉ còn 14.000 đồng, thấp hơn 5.000 đồng/kg so với giá bình quân năm 2018.

 dong nai: nong dan meo mat vi cam quyt e he, gia rot the tham hinh anh 1

Nhà vườn đang thu hoạch quýt đường ở huyện Định Quán. Ảnh: T.L

"Đã đến lúc nông dân nên liên kết lại, sản xuất theo một quy trình chuẩn để có chất lượng ngon và đồng đều. Đây là cơ sở để xây dựng được những thương hiệu về vùng cam, quýt ngon được thị trường biết tiếng”.

Bà Nguyễn Minh Hương

Không chỉ quýt đường mà các loại cam trước đây luôn giữ giá cao (như cam sành, cam mật) cũng rớt giá mạnh. Hiện cam sành loại 1 thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 11.000 đồng/kg, cam mật còn 12.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư, nhân công, nông dân hết lời, nhiều nhà vườn còn bị lỗ hoặc không đủ mức chi phí để trả lãi vay đầu tư vườn.

Nguyên nhân khiến cho giá cam, quýt giảm được cho là diện tích trồng cây ăn có múi, đặc biệt bưởi - cam - quýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vài năm trở lại đây tăng nhanh, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Bên cạnh đó, sản lượng trái cây có múi đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc đưa vào các siêu thị không tăng, dẫn đến dội hàng, xuống giá.

Nhiều nông dân cho biết, các loại trái cây trước đây đều giữ được giá, giúp người nông dân ổn định thu nhập nhiều năm liền. Do vậy, các nhà vườn lân cận thấy trồng loại cây này thuận lợi nên đã mạnh tay chặt bỏ những loại cây trồng khác để đầu tư vào trồng cam, quýt.

Bà Nguyễn Thị Ân - một người trồng quýt tại huyện Định Quán cho biết, gia đình bà mới xuất đi được khoảng 2 tấn với giá thấp hơn cùng kỳ khoảng 8.000 đồng/kg. Theo bà Ân, năm nay quýt được mùa, trái nhiều. “Nông dân mình thấy cái gì có giá là đổ xô trồng loại đó mà không nghĩ được là sẽ có ngày mọi thứ bị bão hòa. Giờ ai cũng trồng nên trúng mùa thu hoạch vừa khó bán, giá lại thấp, thu về tính ra không lỗ là may mắn lắm rồi” - bà Ân chia sẻ.

Ông Nguyễn Hưng Long (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) bộc bạch, cả vụ thu hoạch, giá cam, quýt hàng tuyển, hàng lựa cũng chỉ bán được từ 12.000 - 14.000 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái rất nhiều. Giá bán bao vườn còn thấp hơn nhiều vì thương lái chỉ chọn mua được từ 40 - 50% sản lượng trái. Hàng nám, hàng dạt còn lại bán đổ bán tháo từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, có khi đành đổ bỏ vì chín quá không có người mua.

“Với mức giá này, nông dân trồng cam, quýt hầu như chỉ lãi rất ít hoặc lỗ trắng tay vì vốn đổ vào nhiều, chăm sóc cũng mất rất nhiều công sức nhưng như vậy coi như năm nay làm ăn thua lỗ” - ông Long tâm sự.

Tìm hướng đi mới

Ngoài các nhà vườn gặp cảnh đứng ngồi không yên thì thương lái cũng chung cảnh mệt mỏi vì hàng quá nhiều. Theo các chủ vựa trái cây tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất), mùa này cam, quýt, bưởi đang chiếm khoảng 70% sản lượng trái cây ở chợ.

Tuy nông dân Đồng Nai đang gặp khó trong tiêu thụ nhưng gần 50% sản lượng cam, quýt về chợ Dầu Giây có nguồn từ miền Tây vì các tỉnh này cũng đang thu hoạch rộ. Hơn nữa, theo đánh giá của các thương lái thì trái cây từ miền Tây về được người tiêu dùng ưa chuộng hơn vì thổ nhưỡng tốt cho ra trái ngọt, mọng nước…

Chị Mai Thị Lưu - thương lái cho hay, do số lượng nhiều nên thương lái được quyền tuyển hàng và chỉ nhập hàng loại 1, tốt nhất để bán; còn lại nhà vườn phải lựa để bán rẻ, giá khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Minh Hương - cán bộ Hội Nông dân huyện Xuân Lộc, gần đây diện tích cây cam, quýt tăng lên rất nhanh. Hệ lụy của việc chạy theo phong trào ồ ạt là sản phẩm tắc đầu ra. Hơn nữa, nhóm cây trồng này đã qua thời lãi khủng nên nông dân cần tính toán kỹ khi muốn đầu tư. Và địa phương, nông dân phải quan tâm xây dựng thương hiệu cho cam,, quýt bằng uy tín chất lượng để có chỗ đứng trên thị trường.

Theo Nha Mân/danviet.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71381780