07:26 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Sẽ chống được tham nhũng?

Thứ ba - 29/01/2013 21:15
Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt đang được đưa ra lấy ý kiến, theo đó mọi người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô, bất động sản, xe máy, xe điện vượt hạn mức. Mục đích quy định này nhằm phòng, chống tình trạng tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả...Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng lo ngại nghị định sẽ gây khó cho người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn.
Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Sẽ chống được tham nhũng?

Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Sẽ chống được tham nhũng?

Thuận lợi ở đô thị, khó ở nông thôn
 
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm: Theo nghị định này, giao dịch mua xe máy chừng mười mấy triệu cũng phải thực hiện qua ngân hàng. Vậy những người ở vùng sâu, vùng xa với hệ thống  ngân hàng  còn "mỏng” thì họ biết ra ngân hàng nào.
 
"Ở các nước đã phát triển, người dân quen với thanh toán qua tài khoản hàng chục năm nay. Ví như ở Mỹ, gần như mọi thứ thanh toán qua thẻ tín dụng, rất ít người có hệ số tín dụng thấp tới mức không thể có thẻ tín dụng. Chỉ khoảng 1% thanh toán bằng tiền, còn lại thanh toán qua thẻ tín dụng hay ngân hàng. Nhưng họ đã tổ chức hệ thống ngân hàng đã hơn 200 năm nay, áp dụng thanh toán qua ngân hàng cũng đã (tới) hơn 100 năm. Ở Việt Nam khó có thể áp dụng ngay được”, ông Thành nhấn mạnh.
 
Rõ ràng ai cũng hiểu giải pháp thanh toán qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt là tốt, nhưng có lẽ thuận lợi cho người dân đô thị hơn. Ở thành phố ra ngõ là gặp ngân hàng, nhưng ở nông thôn ít ai có tài khoản ngân hàng và ngân hàng nông thôn lại xa, hơn nữa việc thanh toán qua ngân hàng nông dân chưa thành thạo nên cần tính toán lại.
 
Cùng quan điểm này, một cán bộ địa chính xã cũng bày tỏ e ngại:  Ở nông thôn hẻo lánh người dân mua bán đất thường làm giấy viết tay hoặc ra xã hay huyện sang tên là xong. Người dân không mấy rành về các thủ tục của ngân hàng nên nếu áp dụng  quy định  này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của  người  dân trong khi  hệ thống ngân hàng ở nhiều nơi  còn chưa đáp ứng được.
 
Sử dụng thẻ ATM đang dần phổ biến
Ảnh: Hoàng Long
Nhận xét về những quy định trong dự thảo, ông Nguyễn Việt Anh, giám đốc công ty tư nhân Minh Anh (phố Nguyên Hồng – Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Về lí thuyết thì đúng nhưng với thực tế Việt Nam hiện nay thì chưa khả thi. Bộ máy vận hành của ngân hàng, kho bạc hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, còn nhiều phiền hà, rắc rối, tốn kém phi lí. Nói chung nếu thực hiện cái này thì sẽ chỉ có lợi cho ngân hàng. Người dân muốn giao dịch thì phải đến ngân hàng mở tài khoản đồng nghĩa với việc phải trả các loại phí khi duy trì và giao dịch, chưa kể việc phiền hà về thủ tục,...
 
Hiện nay theo mức phí hiện hành là 0%-0,05% trên số tiền mặt được giao dịch. Nhiều ý kiến lo ngại nếu dự thảo Nghị  định  được  thông qua, các ngân hàng  sẽ có cớ để nâng mức phí lên trên 0%. Như vậy, tự dưng nhiều khách hàng dù không có nhu cầu giao  dịch  qua  ngân hàng lại buộc phải mất phí cho khâu trung gian.
 
Cần sớm luật hóa
 
Tuy nhiên, đứng ở một góc nhìn khác TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh-ĐH Ngân hàng TP.HCM khẳng định, phương thức thanh toán qua ngân hàng, trước sau gì cũng cũng phải làm bởi nó mang lại nhiều cái lợi. Ông Dương phân tích, khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ phải tốn chi phí bảo quản, vận chuyển rất lớn. Mà nguy hại nhất, cứ thanh toán bằng tiền mặt là tạo sơ hở cho tham nhũng vì nó có tính năng là giấu được nguồn gốc của đồng tiền. Trong khi đó thanh toán qua ngân hàng sẽ chống được tình trạng rửa tiền bởi nó xác định được nguồn gốc của dòng tiền và đồng tiền. Đặc biệt khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ không tính được vòng quay của tiền tệ, không tính được lượng tiền cần phát hành. Còn thanh toán qua ngân hàng khắc phục được điểm hạn chế này góp phần giúp điều hành lưu thông tiền tệ.
 
Ông Dương cũng cho biết, NHNN cần tính bước đi cụ thể thế nào cho hợp lý. Nhất là trong bối cảnh hiện trạng sử dụng tiền mặt ăn sâu vào tiềm thức người dân, cơ sở hạ tầng yếu, thiết bị, máy móc, công nghệ thông tin chưa cao. Người dân có thể viện cớ ATM tắc nghẽn triền miên, chuyển khoản cũng chậm như rùa bò, viện cớ các vùng núi cao dân tộc thiểu số ít địa điểm giao dịch. Tất cả những cái lý này khiến người dân phản ứng. Song về cơ bản hiện nay chúng ta có đầy đủ dữ kiện để áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Lộ trình thanh toán đầu tiên dành cho những khoản lớn  trên 200 triệu. Từ đây để hình thành những thói quen.  Hiện nay, cứ có giao dịch nào qua ngân hàng trên 200 triệu là được báo cáo ngay cho NHTƯ. Thực ra là chúng ta đã đã và đang kiểm soát những giao dịch lớn, nhưng chưa luật hóa mà thôi. "Do vậy, nhiệm vụ của ngân hàng là phải xây dựng cơ sở hạ tầng phải đủ để tương xứng từng bước đi’- ông Dương nhấn mạnh.
Thúy Hằng
http://daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277


Hôm nayHôm nay : 35757

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 511690

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70739005