19:01 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm chỗ đứng cho rau an toàn: Bài 1: Sản xuất rau an toàn - khó trăm đường

Chủ nhật - 27/01/2013 22:21
Nếu như mặt hàng rau quả là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, thì rau an toàn chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi người tiêu dùng trước thực trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Biết là vậy, nhưng một nghịch lý đang tồn tại là, việc sản xuất được rau sạch đã khó, song để rau sạch có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, dường như lại càng khó khăn hơn.
Tìm chỗ đứng cho rau an toàn: Bài 1: Sản xuất rau an toàn - khó trăm đường

Tìm chỗ đứng cho rau an toàn: Bài 1: Sản xuất rau an toàn - khó trăm đường

Diện tích nhỏ lẻ và thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng
Hạn chế lớn nhất trong sản xuất rau an toàn hàng hóa trên địa bàn tỉnh ta, đó là diện tích đất còn nhỏ lẻ, manh mún. Theo số liệu của Chi cục BVTV tỉnh, hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau, củ, quả toàn tỉnh đạt gần 5.000 ha, trong đó, diện tích được quy hoạch cho sản xuất rau an toàn còn khá khiêm tốn, khoảng chưa đầy 100 ha. Mặc dù hiện nay, nhiều địa phương đã đầu tư dồn điền đổi thửa và quy hoạch thành các vùng sản xuất rau tập trung, nhưng ngoài một số ít xã có diện tích chuyên canh rau củ quả có quy mô khá và đang được đầu tư sản xuất rau có chiều sâu như: Tượng Sơn, Thạch Liên (Thạch Hà), Thạch Bình (Thành phố Hà Tĩnh), Kỳ Hoa (Kỳ Anh)… thì phần lớn vẫn đang sản xuất trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư từ kết cấu hạ tầng đến công tác hoạch định, chỉ đạo sản xuất. Ngay cả các địa phương đi đầu trong sản xuất rau, củ, quả nêu trên, việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cho sản xuất vẫn còn là bài toán đặt ra phía trước. Hầu hết ở các địa phương, đồng rau mặc dù đã được quy hoạch liền vùng nhưng khó khăn về hệ thống giao thông, đặc biệt chưa có hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động việc tưới tiêu, trong khi đó, đặc tính của cây rau màu là ưa nền đất khô ráo và cần tưới nước đúng định kỳ. Một số địa phương không chỉ đạo triệt để trong việc dồn điền đổi thửa, vì vậy không quy hoạch được vùng chuyên canh, tạo ra diện tích sản xuất chắp vá, như đồng rau cao cấp xã Thạch Liên (Thạch Hà). Nhiều nơi, diện tích trồng rau phải nhường cho sản xuất các loại cây trồng khác khi đến thời vụ như ở xã Đức La và một số xã vùng rau Đức Thọ. Một phương tiện được coi là góp phần quyết định đến thành công vững chắc của sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói riêng, đó là hệ thống nhà lưới, thì hầu hết trên các cánh đồng rau của tỉnh hiện nay cũng chưa được đầu tư. Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh thì, việc đầu tư nhà lưới cho rau, đặc biệt là rau an toàn, với những ưu việt của nó như hạn chế các loại rủi ro mưa, gió, rét, sương muối... sẽ đảm bảo trên 50% thành công bước đầu. Mặc dù việc đầu tư nhà lưới khá tốn kém, giá thành sẽ tăng cao nhưng đây là một yếu tố sản xuất tất yếu của quá trình sản xuất hàng hóa lớn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi như trên địa bàn tỉnh ta.


Sự chỉ đạo thiếu quyết liệt
 Xã Thạch Liên (Thạch Hà) từ lâu đã biết đến là một vùng rau cao cấp truyền thống với nhiều chủng loại rau, củ, quả phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như: cải bắp, su hào, dưa lê, dưa chuột và các loại rau ăn lá... Đến đầu năm 2010, toàn xã có 6 xóm sản xuất rau với tổng diện tích 60 ha. Năm 2011, Thạch Liên bắt đầu triển khai thực hiện mô hình trồng rau an toàn; người trồng rau của xã đã được tập huấn quy trình kỹ thuật làm rau an toàn: không sử dụng các loại phân hóa học vô cơ, không phun thuốc BVTV các loại, chỉ bón duy nhất phân bón hữu cơ theo kỹ thuật ủ phân và quy trình chăm sóc đã được tập huấn. Mặc dù thực hiện bước triển khai khá quyết tâm nhưng kết quả không đạt được như mong muốn. Đến thời điểm này, theo số liệu mới nhất, toàn xã vùng rau trọng điểm của tỉnh chỉ còn lại 20 ha đất trồng rau, tập trung vào 2 xóm: Khang và Thọ. Không chỉ giảm nhanh và mạnh về diện tích, mô hình sản xuất rau an toàn của xã cũng sớm “chết yểu”. Giải thích cho thực trạng này, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Liên - Nguyễn Văn Hợi thừa nhận: Xét về tiềm năng, lợi thế như đất đai, khí hậu, truyền thống và ý thức của người dân, Thạch Liên hoàn toàn có thể xây dựng được một vùng rau đảm bảo quy chuẩn cả về quy mô diện tích và an toàn. Tuy nhiên cấp ủy, chính quyền từ xã đến các thôn xóm của địa phương còn thiếu đi sự nhiệt tình, quyết liệt trong chỉ đạo từ công tác quy hoạch đến quá trình sản xuất, tiêu thụ. Ngay trong việc chỉ đạo sản xuất rau an toàn, mặc dù bà con đã được tập huấn quy trình và đã có ý thức cao trong sản xuất rau an toàn nhưng do không có sự chỉ đạo thường xuyên và có hệ thống, dẫn đến phong trào nhanh chóng bị mai một. Từ đó, mặc dù được công nhận là vùng rau cao cấp nhưng không có uy tín về an toàn nên khách hàng vẫn quay lưng.
 
Không chỉ ở xã Thạch Liên, hiện nay phần lớn các địa phương từng có định hướng cơ cấu vùng rau hàng hóa an toàn vẫn đang trong tình trạng bế tắc về công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn. Một thực tế là, so với rau không an toàn, sản xuất rau an toàn phải đầu tư nhiều chi phí vì vậy giá thành sẽ cao hơn; mặt khác nhìn bề ngoài, rau an toàn không bắt mắt bằng rau không an toàn nên khó bán hơn. Vì vậy, nếu không có biện pháp quy hoạch và chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt, có tầm chiến lược của cấp ủy, chính quyền địa phương; nếu không có được thị trường đảm bảo giá trị đích thực cho rau an toàn, thì không thể trách được người trồng rau tại sao không có ý thức tự giác trồng rau an toàn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho xã hội. 
 
 
Đầu ra mờ mịt
Hiện nay, sử dụng rau an toàn đang ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên diện tích rau an toàn vẫn chưa phát triển được nhiều. Mặc dù vậy, một nghịch lý là các vùng chuyên canh rau an toàn trên địa bàn vẫn đau đáu với bài toán đầu ra, trong khi đó đại đa số người tiêu dùng lại khó tiếp cận được rau đảm bảo chất lượng! Ngay như ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà), với sự vào cuộc một cách quyết liệt cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của cả hệ thống chính trị nhưng việc tiêu thụ sản phẩm cũng đang hết sức khó khăn. Có thể thấy rằng, nếu xét về thực tế, lượng cung của rau an toàn hiện nay trên địa bàn vẫn còn rất ít so với nhu cầu ngày càng tăng. Vấn đề ở chỗ, đầu ra của rau an toàn khó khăn là do người tiêu dùng chưa thể nhận mặt (hoặc không tin tưởng) được rau an toàn trên thị trường. Vì vậy, việc tìm được một chỗ đứng vững chắc để trả lại giá trị thực cho rau an toàn chính là điều kiện cốt yếu để đưa sản xuất rau an toàn đi vào quy cũ và phát triển vững chắc, tạo tiền đề cho hướng sản xuất bền vững, an toàn và hiệu quả.
 
Tiến Thành
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 130146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60452103