15:53 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá gạo tăng hay giảm: Nông dân đều hưởng lợi rất ít

Chủ nhật - 12/05/2013 03:54
Thời gian qua, giá gạo có nhiều biến động mạnh mẽ. Khi giá giảm, người nông dân là đối tượng chịu thiệt hại lớn nhất, nhưng khi giá tăng, họ cũng không được hưởng lợi. Nhiều chuyên gia cho rằng, mấu chốt vấn đề là đang tồn tại nhiều bất cập trong chính sách lúa gạo, đặc biệt là chinh sách can thiệp đến xuất khẩu (XK) và điều tiết thị trường.

Các chuyên gia cho rằng, cần nhanh chóng thành lập Ban điều hành lúa gạo để đảm bảo cân đối lợi ích của cả nông dân cũng như DN. Ảnh internet

Giá cao nông dân vẫn thiệt

Tại cuộc hội thảo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao” tổ chức sáng 10-5 tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (VCSCLPTNNNT), TS. Trần Công Thắng, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Chiến lược chính sách (VCSCLPTNNNT) cho biết: Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2011) và tổ chức Oxfam (2012) đều cho thấy, thu nhập của người trồng lúa ở Việt Nam rất thấp. Thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 535.000 đồng/người/tháng.

Khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm sẽ kéo giá bán lúa của nông dân xuống thấp. Tuy nhiên, khi giá gạo trên thị trường lên cao thì người trồng lúa cũng chỉ được lợi rất ít. Điều này thể hiện khá rõ nếu so sánh giá lúa bán tại hộ nông dân với giá gạo XK năm 2008. Cụ thể, khi giá gạo XK tăng từ mức 430 USD/tấn vào đầu năm 2008 lên mức 900 USD/tấn vào tháng 5-2008 thì giá nông dân bán lúa chỉ tăng chưa được 100 USD/tấn. 

“Phân tích chuỗi giá trị gạo XK cho thấy, nông dân thường chỉ nhận được khoảng chưa tới 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị, phần còn lại do các trung gian và doanh nghiệp (DN) XK được hưởng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này là không hợp lý đối với người trồng lúa khi họ phải bỏ ra 60-70% tổng chi phí sản xuất lúa. Chưa kể những rủi ro khác từ thời tiết, thiên tai, dịch hại…”, ông Thắng nói.  

Lệch pha giữa sản xuất và XK

Ông Nguyễn Đình Bích- Phó trưởng ban Ban nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại (Viện Phát triển Thương mại) cho rằng: Mấu chốt của vấn đề là đã và đang có sự lệch pha giữa sản xuất và XK gạo. Bằng chứng là, khi giá gạo thế giới tăng cao thì lượng gạo Việt Nam XK lại giảm xuống và ngược lại. Thông thường trong một năm, ở quý II và quý III, giá gạo thường thấp, Việt Nam lại XK nhiều và ở quý I và quý IV, giá cao lại xuất ít. Điều này không chỉ khiến nông dân không được hưởng lợi mà mà quyền lợi quốc gia, DN XK cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo ông Bích, chính sách về XK gạo của Việt Nam đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo. Tại Nghị định này, có 3 loại giá được quy định là giá thành sản xuất, giá định hướng và giá sàn XK gạo. Trong đó, giá sàn XK gạo mới là thứ bắt buộc liên quan tới chuỗi giá trị lúa gạo và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi đất nước, DN cũng như người nông dân.

Tuy nhiên, thực tế là hiện nay giá sàn có cũng như không, bởi các DN Việt Nam còn đang chào bán gạo với mức giá thấp hơn cả giá sàn. “Tôi cho rằng, cần mổ xẻ kỹ hơn nữa Nghị định 109 vì còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế. Khi xem xét thấy còn tồn tại những điểm không khả thi, chúng ta cần mạnh dạn thay đổi”, ông Bích nói.

TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng VCSCLPTNNNT cũng bổ sung, Nghị định 109 có quy định về kho dự trữ nhưng lại chưa quy định về vùng nguyên liệu, về tiêu chuẩn chất lượng gạo, nên tuy thu hẹp về số lượng DN tham gia XK nhưng lại không kết nối được với nông dân.

TS. Trần Công Thắng nhận định: Người nông dân cũng không được hưởng lợi ích từ chính sách thu mua tạm trữ. Mặc dù chính sách này khá hợp lý nhưng thời điểm ban hành vào lúc mức giá thấp nhất. Sau khi ban hành chính sách và sau thời gian tạm trữ, giá lúa có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, việc thu mua tạm trữ lại thông qua các DN XK được vay không lãi xuất từ 3-4 tháng cho nên chính sách này người trồng lúa không được hưởng. 

Ông Thắng nhấn mạnh, điều đáng nói hơn cả là khi xây dựng chính sách XK gạo không thấy có sự tham gia góp ý kiến của người trồng lúa. Mặc dù hội nông dân là tổ chức đại diện cho người nông dân ở Việt Nam nhưng trong Nghị định 109 cũng không hề đề cập đến vai trò của hội nông dân. 

Để tháo gỡ những khó khăn trong XK gạo, đảm bảo lợi ích cho người nông dân, các chuyên gia đề ra những giải pháp như: Từng bước hỗ trợ các DN XK lớn xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng các kho dự trữ gạo, đạt 4 triệu tấn kho với đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo chất lượng gạo sau thu hoạch, chấm dứt tình trạng trúng mùa rớt giá; cần thành lập Ban điều hành lúa gạo với sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân…

Thanh Nguyễn
Theo baohaiquan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 63


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72850892