Trẻ em nông thôn luôn mơ ước về ngôi trường mẫu giáo to, đẹp, tiện nghi Ông Trưởng phòng Giáo dục tâm sự… Nghe tôi kể lại câu chuyện trên của cô bé Linh - con một giáo viên mầm non dạy tại một lớp mẫu giáo nằm cách trung tâm huyện Hạ Hoà hơn 10 cây số, ông Nguyễn Trọng Hoà – Trưởng phòng Giáo dục của huyện trầm ngâm nói: "Huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, trường học thành phố có xã hội hoá giáo dục, còn chung chiêng kiểu trung du – khu vực 2 như chúng tôi thế này khó chơi lắm, không được hưởng ưu tiên gì”. Do cơ chế quản lý của nhà nước, chế độ hợp đồng do UBND xã ký, vì thế nguồn lương nói chung rất thấp và không có bất kỳ khoản phụ cấp nào khác. Nguyên tắc là ngân sách xã hỗ trợ, nhưng nhiều xã ngay cả việc trả lương cho cán bộ xã còn không đủ, nói gì trả lương GV. Thường lương GV 700 - 800/tháng, có người chưa đạt mức đó. Đời sống của người dân còn nghèo, vận động dân đóng đủ tiền ăn hằng ngày cho con em họ đã khó, nói chi đến xã hội hoá giáo dục! Vẫn theo ông Hoà, đến giờ Hạ Hoà có tới 6 trường mầm non đạt trường chuẩn quốc gia (rất ít nơi là khu vực 2 đạt được như thế). Đa phần các giáo viên mầm non phải gồng mình chống chọi với những cơn bão giá thị trường. Toàn bộ thời gian ban ngày thường dành cho trường, lớp, thứ 7 và chủ nhật thì cuốc đất trồng rau, tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Họ tiết kiệm từng cái lông gà, từng hộp các tông, vỏ lon nước ngọt… sáng tạo đồ dùng phù hợp với việc dạy và học. "Với những xã nghèo, chỉ nghĩ tới những sách, vở, đồ dùng dạy học hợp chuẩn thôi… đã là xa xỉ rồi, nói gì đến ước mơ về một ngôi trường mới!” - ông Hòa nói. Chuyện ở trường mẫu giáo xã Đan Hà Tôi đến trường Mẫu giáo xã Đan Hà vào đúng giờ trưa, hiệu trưởng Trần Thị Thu Minh hồ hởi cho biết: Năm học 2012 - 2013 này, nhà trường được cấp kinh phí để xây dựng lại và hiện đang trong quá trình xây dựng trường. Toàn bộ học sinh (hơn 100 cháu) phải đi học nhờ ở nơi khác nên không thể tổ chức bữa ăn bán trú trưa cho các con và gia đình nào cũng phải đưa con đi, đón con về mỗi ngày 4 lượt. Có trường học mới chắc cũng bớt đi những khó khăn, nhưng đời sống giáo viên của nhà trường còn nhiều gian nan lắm. Năm 2009 trở về trước, trường chỉ trơ trọi mấy phòng học, sân trường là đất, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì bẩn. Học sinh sau mỗi ngày đến lớp, mặt mũi, tay chân đều lem luốc như trẻ chăn trâu. Càng nhìn càng thương các cháu. Đầu năm 2010, nghe tin UBND xã có 2 tấn xi măng cấp cho một khu dân cư để làm đường nhưng họ không mặn mà lắm… trường đề xuất xin làm sân cho các cháu. Xã duyệt ngay nên các cháu đã có được cái sân trường mới. Được UBND xã hỗ trợ như thế là may mắn nhất rồi, có xã thu học phí cả năm chỉ được 1,2 triệu, mua giáo án, đồ dùng không đủ, lấy đâu ra mà xây dựng? Cô hiệu trưởng Trần Thị Thu Minh đã 23 năm gắn bó với ngôi trường này thì có tới trên 15 năm "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, vì dạy học không lương, mỗi năm được trả 90 - 120 kg thóc, mà cũng chẳng được lấy về vì bị trừ hết vào sản lượng… Khi vào biến chế, được đóng bảo hiểm từ 1995, nhưng lương lại không được tính từ thời gian đó, nên rất thiệt thòi. "Cùng học với mình, nhiều người biên chế trong thời gian đó lương được tới 4 triệu, còn mình chỉ được có hơn 2 triệu thôi, nhưng nhìn lại thì nhiều người như mình lại không được biên chế mà vẫn hợp đồng nên thiệt thòi nhiều lắm. Bất cập thế song chưa ai lên tiếng nói hộ... Cuộc sống là như vậy, đành động viên bản thân, động viên GV trẻ phải cố gắng làm tốt công tác chuyên môn” - cô hiệu trưởng chia sẻ. Hương Trần |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn