Giàu có từ vốn vay: Nhu cầu vốn còn rất lớn
Thứ năm - 26/03/2015 20:32
Không ít người dân và doanh nhân bảo rằng, họ có đủ sức lực và kinh nghiệm để đầu tư cho kinh tế phát triển tốt hơn nữa. Thế nhưng, không ít chính sách khi vào thực tiễn lại có những rào cản, vướng mắc./ Dồn vốn vào chăn nuôi... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/giau-co-tu-von-vay-nhu-cau-von-con-rat-lon-post140605.html | NongNghiep.vn
Nhiều nút thắt đó vẫn chưa được tháo gỡ. Để rồi, ngân hàng thì dư tiền mà khách hàng thì đói vốn. Câu chuyện đó diễn ra như thế nào? Ông Phùng Tuấn Kiệt – Giám đốc Agribank chi nhánh Hải Dương trong buổi làm việc với PV NNVN Rào cản từ chính sách Ông Trịnh Ngọc Thanh – Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Theo Nghị định 41 của Chính phủ thì nông dân thuộc nội thành, nội thị sẽ không được hưởng chính sách này. Trong khi đó, tại các thị trấn, thị xã, thành phố còn một bộ phận rất lớn nông dân cần vay vốn để phát triển kinh tế. Đây là bất cập rất lớn của chính sách vĩ mô. Chúng ta biết rằng, đa số nông dân ở khu vực này có kiến thức rộng. Việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận thông tin thị trường ở vùng này cũng nhanh và thuận hơn nhiều. Nếu những ràng buộc này chưa giải quyết được thì vô hình trung chúng ta bỏ ngõ đi một lượng lớn khách hàng. Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Hòa – Giám đốc Agribank Đông Anh (Hà Nội) và ông Bùi Cao Thơi – Phó Giám đốc Agribank tỉnh Ninh Bình bày tỏ: Chính sách tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn rất ưu việt. Tuy nhiên, mức trần cho vay theo quy định còn quá thấp. Bởi vậy đề nghị cần sớm điều chỉnh theo hướng nâng mức trần cho vay. Cụ thể, hộ nông dân vay từ 200 – 300 triệu đồng không phải thế chấp (hiện tại đang ở mức 50 triệu). Còn kinh tế trang trại, HTX hoạt động SXKD thì nên mở rộng mức vay 2 tỷ đồng không phải thế chấp. Ông Hòa cho rằng, vay 50 triệu hay 200 triệu thì thủ tục vẫn thế. Trong khi năng lực của nhiều khách hàng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu SXKD cũng như thanh khoản nợ. Vấn đề là mình tạo thêm cú hích cho họ làm ăn mạnh hơn. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Cty TNHH Thương mại Minh Tâm có trụ sở ở huyện Đông Anh chuyên kinh doanh hàng nông sản chia sẽ: “Đôi khi cơ hội làm ăn đến nhưng chỉ vì một chút vướng mắc về thủ tục vay vốn là có thể bỏ lỡ đi những hợp đồng hàng trăm tỷ. Không chỉ mất cơ hội mà còn mất niềm tin với người dân”. Cũng theo ông Hưởng, hiện dư nợ của Cty là 60 tỷ đồng và đã có lúc vay đến 120 tỷ đồng. Tuy nhiên điều làm ông băn khoăn chính là thời hạn cho vay của ngân hàng còn quá ngắn và mức vay còn quá ít. Bởi sức SX của Cty còn rất lớn và doanh thu mỗi năm của Cty cũng ở mức 500 tỷ đồng rồi. Cty hoạt động đã lâu, làm ăn luôn có lãi, đảm bảo cuộc sống ổn định cho 50 công nhân và chưa một lần để nợ quá hạn. Mới đây, Cty có đề án vay vốn ngân hàng để mua gạo cho nông dân ĐBSCL và ngô ở các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, phía ngân hàng không đáp ứng được mức vay mà Cty cần. Lý do là trần cho vay quy định chỉ có thế. Ông Nguyễn Hữu Hòa (áo trắng) – Giám đốc Agribank chi nhánh Đông Anh trực tiếp lắng nghe các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp Vấn đề này, ông Hòa – Giám đốc Agribank Đông Anh cho hay nếu trần cho vay được điều chỉnh theo hướng tăng lên thì tại chi nhánh sẽ giải ngân thêm được 40 tỷ đồng nữa. Còn theo ông Thơi – Phó Giám đốc Agribank Ninh Bình, nếu điều chỉnh được thì tại Ninh Bình có khoảng 84% trong tổng số 821 trang trại sẽ nhảy vào vay vốn thêm. Thủ tục rườm rà Đó là thủ tục giao đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho hộ nông dân, kể cả cấp đất cho các mô hình kinh tế trang trại ở một số địa phương còn quá chậm, chưa thông thoáng để người dân đáp ứng điều kiện vay. Năm 2014, Agribank chi nhánh Hải Dương đã thực hiện miễn lãi suất cho 1 khách hàng số tiền 209 triệu đồng; giảm lãi 18 món với số tiền 1,5 tỷ đồng. Đối với khách hàng gặp khó khăn, chi nhánh thực hiện ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau. Cũng trong năm qua, Agribank Hải Dương đã cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 7.981 tỷ đồng chiếm 88,5% tổng dư nợ, tăng 16,4% so với năm 2013. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư cho 55 xã xây dựng NTM với số vốn lên đến 2.181 tỷ đồng. Việc cấp và quản lý giấy xác nhận đất chưa có bìa đỏ (không có tranh chấp) tại một số xã chưa đúng quy định dẫn đến ngân hàng khó quản lý. HTX Thủy sản Đoàn Kết ở huyện Thanh Miện (Hải Dương) hoạt động từ năm 2009 với 140 gia đình tham gia nuôi cá nước ngọt. Hơn 56 ha ao hồ được các xã viên cải tạo nuôi cá. Hàng năm, HTX tiêu thụ khoảng 400 – 500 tấn cá đạt doanh thu 12 – 13 tỷ đồng. Trừ chi phí còn lãi 35%. Theo ông Nguyễn Tiến Ngự – Tổ trưởng tổ vay vốn HTX thì đến nay dư nợ của các xã viên đạt 7 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu vay có thể là 15 – 16 tỷ đồng. Điều mà ông Ngự và các xã viên trong HTX khẳng định là nuôi cá có lãi gấp 8 – 9 lần so với trồng lúa. Đặc biệt, môi trường sạch hơn trồng các loại cây khác. Vì thế người dân muốn mở rộng quy mô để phát triển mạnh. Song điều trở ngại là các thủ tục còn vướng mắc, nhiêu khê. Hỏi kỹ về việc này, cả ông Ngự và ông Đặng Xuân Quyện – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoàn Kết cho hay, có một số hộ gia đình hiện nay đất đai vẫn chưa được cấp bìa đỏ. Số hộ được cấp bìa đỏ thì chỉ thể hiện nội dung là quyền sử dụng đất. Còn tài sản trên đất như căn nhà 2 – 3 tầng không được thể hiện trong bìa đỏ. Trong khi đó, đất ở nông thôn được định giá rất thấp. Tài sản trên đất thì có giá trị cao lại không được định giá để thế chấp vay vốn. Chính vì thế, người dân muốn thế chấp cả nhà và đất thì không được chấp nhận. Mặt khác, theo ông Ngự, hiện thủ tục công chứng một số giấy tờ còn vòng vo mất nhiều thời gian, tốn kém. Chẳng hạn hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất lẽ ra nên để cấp xã thực hiện. Vì cán bộ xã trực tiếp quản lý địa bàn sẽ biết ngọn ngành hơn là công chứng ở huyện. “Vừa rồi có 27 hộ làm thủ tục vay vốn ngân hàng nhưng do thủ tục rườm rà, đi lại mất thời gian nên họ quyết định chuyển sang vay tín dụng bên ngoài, chấp nhận lãi suất cao. Khách hàng đến giao dịch vay vốn tại chi nhánh Agribank Hải Dương Họ tính toán rằng, chi phí cho đi lại để công chứng giấy tờ cũng bằng chừng ấy chênh lệch lãi suất vay nóng bên ngoài. Có khi còn được giải quyết nhanh hơn, chớp được cơ hội đầu tư” – ông Ngự cho biết thêm. Trước thực trạng này, tháng 8/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã chủ trì cuộc họp bàn giải pháp tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các Sở, ngành, các huyện và các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Tại hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo chủ chốt các đơn vị báo cáo thực trạng, vướng mắc và đề xuất giải pháp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN – MT chủ trì phối hợp với các huyện tiến hành rà soát đẩy nhanh việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Sau 4 tháng triển khai chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, riêng Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) chi nhánh Hải Dương đã tăng dư nợ thêm được 1.000 tỷ đồng. Tính đến 28/2/2015, tổng dư nợ cho vay của Agribank Hải Dương đạt 9.040 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và 18% so với năm 2014, đạt 96,5% kế hoạch quý I/2015. Ông Phùng Tuấn Kiệt – Giám đốc Agribank Hải Dương cho hay: “Đây là một chuyển biến rất lớn nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Chúng tôi cảm ơn và đánh giá rất cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các ngành. Một số kiến nghị của khách hàng liên quan đến thẩm quyền của Agribank, chúng tôi sẽ tiếp thu và sớm có điều chỉnh hợp lý. Các vấn đề liên quan đến chính sách vĩ mô thì rất mong các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt để người dân có điều kiện tốt nhất trong việc vay vốn phát triển kinh tế”.
Theo NongNghiep.vn