12:35 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội thúc đẩy việc chế biến rơm rạ tạo ra hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 24/07/2019 01:27
HNP - Nếu như những năm trước đây, người dân trên địa bàn ngoại thành Hà Nội thường xuyên đốt rơm rạ ngay trên đồng thì đến nay tình trạng này đã dần cải thiện nhờ các mô hình xử lý rơm rạ hiệu quả.
 

Bà con nông dân huyện Đan Phượng thực hiện ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm rạ thành phân vi sinh


Trong những năm trước đây, trên địa bàn thành phố có tình trạng đốt rơm rạ của người dân ở khu vực ngoại thành và ven đô. Nắng nóng kèm theo khói rơm mù mịt khiến bầu không khí thêm oi bức, khó chịu. Nghiêm trọng nhất làm giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ... Theo nhiều người dân, việc gặt đã có máy gặt đập ngay tại ruộng, chỉ chở thóc về, còn rơm bỏ lại, chờ cho khô rồi đốt. 
 
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, rất nhiều trong số đó bị người dân đốt bỏ trên cánh đồng. Theo Sở TN&MT, quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng được đánh giá đã được cải thiện đáng kể, nhờ các mô hình xử lý rơm rạ hiệu quả, biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích. Mô hình sử dụng rơm rạ để trồng nấm là điển hình... Việc trồng nấm còn tạo điều kiện cho bà con nông dân có thêm việc làm, thêm thu nhập, đồng thời, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, giúp giảm ô nhiễm môi trường và tốt cho sức khỏe người dân nông thôn. 
 
Bà Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Anh cho biết; vừa qua, huyện đã tổ chức một số mô hình trồng nấm cho bà con nông dân. Hội đã tuyên truyền cho bà con sau mỗi mùa gặt cần thu gom rơm rạ để làm nguyên liệu sản xuất nấm rơm vừa có điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập những lúc nông nhàn tại địa phương.
 
Cũng tại huyện Đông Anh, UBND huyện đã kết nối Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội với các hộ nông dân trên địa bàn huyện trong việc thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi. Ông Nguyễn Thế Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Thành Hà Nội cho biết, ngay đợt đầu tiên, Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội đã thu mua rơm rạ của gần 500ha lúa sau thu hoạch với giá 400 đồng/kg. Ngoài ra, huyện Đông Anh cũng tiếp tục triển khai mô hình trồng nấm rơm và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, nhờ vậy, tình trạng đốt rơm trên các cánh đồng ở Đông Anh đã hạn chế nhiều.
 
Tương tự, tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, các hội viên nông dân cũng được hướng dẫn để tận dụng rơm rạ làm sản phẩm phân bón hữu ích. Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp xã triển khai mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ. Đã có 3 thôn tham gia mô hình với tổng diện tích là 63ha, các hộ dân của 3 thôn sẽ được cấp chế phẩm sinh học để rơm rạ sau thu hoạch trở thành phần bón hữu cơ, thân thiện với môi trường.
 
Được triển khai từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng đã có 9 xã tham gia mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ với tổng diện tích trên 360ha. Việc này góp phần xử lý triệt để tồn dư rác thải sau thu hoạch, tạo ra môi trường xanh sạch, đẹp không ô nhiễm khói bụi, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
 
Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son, việc triển khai mô hình không đốt rơm rạ mang lại nhiều lợi ích cho bà con, không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn hạn chế việc ảnh hưởng đến giao thông. Trước kia, bà con thường gom vào và đốt, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện đã hạn chế được tình trạng đó.
 
Thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội sẽ xử lý để không còn rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận cho nhân dân, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để hạn chế đến mức thấp nhất việc đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Theo Lê Tâm/Hanoi.gov.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1244384

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72927093