16:31 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Bệnh cúm đang lây lan nhanh trong cộng đồng

Thứ hai - 05/03/2018 18:33
Thời tiết mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho vi-rút phát triển, đặc biệt là vi-rút cúm... Tại Hà Tĩnh, bệnh cúm đang có dấu hiệu lây lan nhanh trong cộng đồng.

Bệnh cúm lây lan nhanh

Bắt đầu từ chị Nguyễn Thị Thân (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh), bệnh cúm đã lần lượt lây sang tất cả các thành viên trong gia đình chị. Các thành viên mắc cúm hầu hết đều tự lấy thuốc điều trị tại nhà và từ 5-7 ngày thì khỏi. Riêng đứa con trai út của chị (4 tuổi) thì phải ra tới bệnh viện tuyến trung ương điều trị.

ha tinh benh cum dang lay lan nhanh trong cong dong

Trẻ bị mắc cảm cúm, bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, không nên tự mua thuốc điều trị.

Chị Thân chia sẻ: “Tất cả mọi người đều có những biểu hiện như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, đặc biệt là ho kéo dài nhiều đêm. Tuy nhiên, sau 5-7 ngày rồi cũng khỏi. Riêng thằng út, mấy ngày đầu chị cũng lấy thuốc điều trị ở nhà, sau đó thấy nó sốt và có biểu hiện khó thở nên phải cho nhập viện. Vào viện được bác sỹ chẩn đoán là cháu bị viêm phổi nặng và cho chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Cháu phải điều trị đến 2 tuần mới ổn định trở về. Ở bệnh viện, có nhiều cháu cũng bị cảm nhưng do thể trạng yếu nên bị biến chứng nặng như con chị”…

Không chỉ gia đình chị Thân mà còn nhiều gia đình khác cũng đang bị bệnh cúm tấn công. Chị Nguyễn Thị Ngọc (xã Mai Phụ, Lộc Hà) cho biết: “Cả nhà mình đều bị mắc cúm. Nghe mọi người nói, bệnh này không có thuốc đặc trị và sẽ tự khỏi nên mình cũng không vào viện mà lấy thuốc ở nhà thuốc về điều trị hỗ trợ. Mình uống đến 2 đợt kháng sinh nhưng hiệu quả không ăn thua. Nhiều đêm cứ ho liên tục không ngủ được, rất mệt. Giờ đỡ ho rồi nhưng 2 đứa con lại bắt đầu có các triệu chứng giống mẹ. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc cũng như việc học tập của các cháu”.

Sử dụng thuốc không đúng dễ dẫn đến kháng thuốc

Điều đáng lo ngại là hầu hết các bệnh nhân mắc cúm đều tự mua thuốc không có đơn của bác sỹ để điều trị tại nhà. Nhiều bác sỹ lo ngại, việc người dân sử dụng google để tìm hiểu hoặc ra lấy thuốc theo dược sỹ, điều này rất dễ dẫn đến việc kháng thuốc hoặc làm bệnh nặng thêm.

ha tinh benh cum dang lay lan nhanh trong cong dong

Người dân chủ yếu ra quầy thuốc mua thuốc về tự điều trị, dễ dẫn đến kháng thuốc.

Chẳng hạn như, nhiều người cứ nghĩ cảm cúm là dùng Tamiflu, xem như thuốc đặc hiệu. Tamiflu được khuyến cáo nên sử dụng sớm nhất trong vòng 48 tiếng kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng khởi phát, bởi vì dùng muộn thì sẽ giảm hiệu quả rất nhiều. Sử dụng Tamiflu phải đúng chỉ định để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra. Như dùng Tamiflu trong cúm B là không đúng chỉ định, nên chỉ sử dụng trong những trường hợp cúm A và cúm A trên những cơ địa đặc biệt, ví dụ như bệnh nhân có nguy cơ tiến triển bệnh nặng như trên nền có bệnh lý nền là tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc là những bệnh nhân suy giảm miễn dịch có chỉ định dùng Tamiflu.

Còn dùng quá tràn lan thì có nguy cơ dẫn đến kháng thuốc và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo, khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Nếu chúng ta chăm sóc tốt, thường trẻ bị cúm sẽ không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì sẽ không phải sử dụng thêm kháng sinh bởi về bản chất, thuốc kháng sinh vừa không có tác dụng đối với các loại vi-rút gây bệnh cúm, vừa dễ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.

Trước thực trạng gia tăng nhanh bệnh nhân mắc cúm, Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu các cơ sở điều trị tổ chức tốt công tác phân luồng khám bệnh; thu dung cách ly, cấp cứu, thiết lập khu vực riêng để điều trị cho người bệnh. Kiểm soát chặt và chỉ định dùng thuốc kháng vi-rút, tránh tình trạng khan hiếm ảo và tình trạng kháng thuốc.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi-rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C. Nếu bệnh nhân là người lớn thì có thể hồi phục trong vòng từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch, sẽ diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

GS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế

Theo Thục Chi/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074640

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71301955