Theo đó, Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức khoảng từ 30 - 35 chuyến hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong dịp, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu, phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho người dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa với lượng đủ, giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng;
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng danh mục mặt hàng thiết yếu, khối lượng hàng hóa thiết yếu tham gia bình ổn, địa điểm bán hàng bình ổn, danh sách các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá và trình UBND tỉnh phương án hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá; đôn đốc các DN tham gia bình ổn thị trường thực hiện đúng các quy định của nhà nước về bình ổn giá; chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát công tác dự trữ, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Công thương, các đơn vị liên quan và UBND huyện, thành phổ, thị xã thường xuyên khảo sát, theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường,..
Phối hợp với Sở Công thương triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn; phối hợp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Sở NN&PTNT tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất tạo nguồn hàng nông, lâm, thủy, hải sản ổn định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất và an toàn thực phẩm đối với nhóm thực phẩm; phối hợp kiểm tra giám sát điều kiện sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn đối với các vùng sản xuất tập trung, các chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Theo dõi tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng giống, phân bón và các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để dự báo, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng việc ghi nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là đối với các nhóm hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao, gây bất ổn thị trường. Đồng thời cắt cử cán bộ thường xuyên túc trực 24/24 để tiếp nhận và xử lý thông tin đối với thị trường.
Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá; chủ trì, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ tết tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi nhằm dự trữ nguồn hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết.
UBND các huyện, thị xã và thành phố theo dõi tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Sở Công thương theo quy định; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các sở sở kinh doanh trên địa bàn, nhất là tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong và ngoài địa bàn tham gia bán hàng bình ổn, bán lưu động về phục vụ nông thôn, miền núi...
Doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất kinh doanh chấp hành nghiêm việc đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình kích cầu tiêu dùng; tiếp tục đổi mới sản xuất, tạo nguồn hàng cung ứng cho thị trường; đa dạng phương thức phân phối, cách tiếp cận với người tiêu dùng; tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường khi có yêu cầu.
Theo baohatinh.vn