23:06 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm

Thứ bảy - 22/06/2019 10:11
Ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) đã giúp nông dân trong tỉnh phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững. Hiện diện tích nuôi toàn tỉnh đạt khoảng 11.000ha, sản lượng năm 2019 ước đạt trên 12.000 tấn.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn theo công nghệ BioSipec tại Công ty CP Thủy sản Tân An (TX Quảng Yên).
Công ty CP Thủy sản Tân An (phường Tân An, TX Quảng Yên) là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ của KHCN vào nuôi tôm thẻ chân trắng, cho năng suất, lợi nhuận cao, ổn định. Hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ BioSipec (nuôi tôm 3 giai đoạn), sử dụng chế phẩm sinh học BioFloc trên ao nổi của Công ty đã chứng minh  bằng hiệu quả thực tế, không chỉ giúp tăng mạnh sản lượng tôm thẻ/vụ nuôi, tăng số vụ/năm, mà còn giúp giảm thiểu tác động tới môi trường. Công nghệ BioSipec gồm 2 giai đoạn ương và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm. Mỗi giai đoạn nuôi trong 1 ao phù hợp. Cách di chuyển tôm từ ao này sang ao kia sau mỗi giai đoạn là theo dòng chảy tự nhiên, nhờ đó tránh cho tôm bị stress, bị lây nhiễm mầm bệnh...

Công nghệ này áp dụng rất nhiều kỹ thuật tiên tiến, gồm: Hệ thống xử lý nước để tăng cường an toàn sinh học và ngăn ngừa dịch bệnh; hệ thống sục khí đặc biệt để giảm chi phí năng lượng nhưng tối ưu hóa lượng oxy cung cấp; hệ thống cho ăn tự động với cảm biến âm thanh giúp cung cấp thức ăn theo nhu cầu của tôm, qua đó làm giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn. Cùng với đó, việc ứng dụng chế phẩm sinh học semi BioFloc - một loại hạt phức hợp đa dạng của vi khuẩn, tảo, mùn xác hữu cơ, động vật phù du, giun nhỏ... có giá trị dinh dưỡng cao làm thức ăn cho tôm, đã giúp giảm tới 30% lượng thức ăn trong ao nuôi, duy trì chất lượng môi trường nước tốt, đảm bảo cho tôm sinh sống, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.

Giá trị đầu tư trung bình cho 1ha nuôi theo công nghệ BioSipec và sử dụng chế phẩm sinh học BioFloc khoảng 20 tỷ đồng, gấp 4 lần hình thức nuôi công nghiệp thông thường, nhưng lại cho hiệu quả vượt trội: Tỷ lệ sống 85%; sản lượng 30 tấn/ha/vụ, gấp 2 lần nuôi thông thường; đạt 5-6 vụ nuôi/năm, hơn 3-4 vụ/năm; dịch bệnh trên con tôm dễ được kiểm soát và hạn chế sự lây lan... Tại Công ty CP Thủy sản Tân An, hiện tôm thương phẩm được nuôi tối đa đạt 6 vụ/năm, sản lượng gần 200 tấn/ha/năm, gấp gần chục lần so với mô hình nuôi tập trung thông thường.

Một ao nuôi tôm ứng dụng chế phẩm sinh học BioFlo của người dân xã Vạn Ninh (TP Móng Cái). Ảnh: Cao Quỳnh
Những công nghệ cao trong nuôi tôm hiện đã được nhân rộng và áp dụng không chỉ ở Công ty CP Thủy sản Tân An, mà còn ở nhiều trang trại, ao đầm của các hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, từ Móng Cái, Tiên Yên, Hoành Bồ, Quảng Yên..., với trên 100ha. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ cao, việc áp dụng triệt để tiêu chí 4A (an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn xã hội) của VietGap trong chăn nuôi, sản xuất tôm cũng đã và đang được vận hành tốt, cho thấy hiệu quả tích cực ở nhiều đơn vị, hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những kết quả đạt được nhờ ứng dụng KHCN, Quảng Ninh đang gấp rút hoàn thiện Đề án xây dựng khu công nghệ nuôi tôm cao cấp của tỉnh trên diện tích bãi triều huyện Đầm Hà, dự kiến quy mô 169,5ha với 5 khu chính: Khu trung tâm; khu đa chức năng nghiên cứu; khu sản xuất tôm giống; khu nuôi tôm thương phẩm; và xử lý chất thải.

Đề án được chia làm nhiều giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 thực hiện giải phóng mặt bằng toàn khu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê bao, hoàn thành xây dựng khu nuôi tôm thương phẩm, khu đào tạo, ứng dụng thực hành và bắt đầu thực hiện sản xuất giống tôm chất lượng cao. Giai đoạn 2021-2022 hoàn thiện các phân khu, hình thành 10 trại nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, hợp tác thử nghiệm đào tạo phục vụ sản xuất thủy sản chủ lực của toàn khu và phát triển trên địa bàn tỉnh... Khu công nghệ nuôi tôm cao cấp sẽ là nơi tỉnh dồn lực cho công tác nghiên cứu, ứng dụng sản xuất tôm giống; nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh; đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong nuôi tôm và sản xuất thức ăn, chế biến xuất khẩu tôm... Từ đó hiện thực hóa mục tiêu đưa Quảng Ninh thành “thủ phủ” của ngành tôm khu vực phía Bắc vào năm 2020.
https://doanhnghiep.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=2099
Theo Minh Hà/quangninh.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1007290

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71234605