04:12 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ vỗ béo trâu, bò ở Tuyên Quang

Chủ nhật - 08/12/2019 17:58
Từ nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm đã và đang hiệu quả tương đối ổn định cho nhiều hộ dân tại Tuyên Quang. Sau 3 tháng vỗ béo, trừ chi phí mỗi con trâu, bò có lãi từ 3-5 triệu đồng/con. Qua đây, giúp nhiều hộ nuôi có thu nhập ổn định.

20190807_150632.jpg
Sau 3 tháng vỗ béo trừ chi phí trung bình anh Hỹ còn lãi từ 4-5 triệu đồng/con trâu. 

Hướng đi đúng

Vào tháng 8/2017, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang (HTX Tiến Thành) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang (Sở NN&PTNT) xây dựng và triển khai mô hình chuỗi liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Khi thực hiện, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại, con giống, thức ăn tinh, thô xanh tại các hộ tham gia mô hình. Các HTX, tổ hợp tác, các hộ chăn nuôi sẽ chủ động cải tạo, đầu tư xây dựng mới chuồng trại theo hướng dẫn cơ quan chức năng.

Người chăn nuôi tham gia được HTX Tiến Thành cam kết chính sách cung ứng con giống trâu, bò, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung chăn nuôi đầu vào và tiêu thụ toàn bộ số lượng trâu, bò sau khi kết thúc thời gian chăn nuôi vỗ béo.

Kết quả, sau gần 2 năm triển khai mô hình, HTX Tiến Thành đã ký hợp đồng thực hiện liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt với 17 hợp tác xã, tổ hợp tác, sản lượng 1.732 con trâu, bò. Đến đầu tháng 8/2019, HTX đã thu mua 898 con trâu bò với giá cả ổn định dao động từ 65.000 - 74.000 đồng/kg.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Oanh, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho biết, nguồn trâu, bò giống chủ yếu nhập khẩu và thu mua từ các địa phương khác trong nước. Con giống đầu vào, chúng tôi chuyển chọn các con giống tốt từ chiều cao, cân nặng, cho đến các chỉ số phải đáp ứng thì HTX mới nhập vào cho các thành viên nuôi. Trước khi đưa vào chăn nuôi HTX đã ký hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm với các HTX, tổ hợp tác.

20190807_154306.jpg20190807_153328.jpg

Anh Đặng Văn Cảnh, thôn Tiên Hóa 2, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) chuẩn bị thức ăn cho trâu.

Khi nuôi chúng tôi yêu cầu tất cả các nguyên liệu, xử lý về kháng sinh, dịch bệnh phải theo đúng quy trình. Trước khi đưa ra thị trường phải nói không với thuốc kháng sinh và tất cả các chất cấm trong chăn nuôi.

Dự kiến năm 2019, HTX cung cấp cho các thành viên từ 1.500 - 2.000 con trâu bò để vỗ báo. Sau khi đủ điều kiện, trâu, bò được HTX thu mua lại đưa đi xuất khẩu (chiếm 60%) và tiêu thụ trong nước (chiếm 40%), ông Oanh cho biết thêm.

Mô hình cần nhân rộng

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Hỹ, thôn Liên Nghĩa, xã Quang Vinh (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) cho biết, gia đình nuôi trâu vỗ béo được 2 năm nay. Ban đầu chỉ có 2 con, về sau thấy thu nhập ổn định lại ít dịch bệnh, gia đình quyết định tăng đàn lên 8 con. Chăn nuôi theo mô hình liên kết chúng tôi không phải lo đầu vào, đầu ra. Trung bình mỗi lứa trâu nuôi 3 tháng, sau 3 tháng vỗ béo, trừ chi phí còn lãi từ 4-5 triệu đồng/con. Sau 3 lứa trâu gia đình lãi 50 triệu đồng.

Còn theo anh Lê Văn Tứ, Giám đốc HTX Tiến Quang, HTX thành lập cuối năm 2017, với 7 thành viên, quy mô nuôi 30 con trâu, bò, đến nay đã tăng lên 35 thành viên, số lượng 350 con. Từ nuôi theo chuỗi liên kết nhiều hộ có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Anh Tứ tâm sự, ban đầu gia đình anh chỉ nuôi 12 con trâu, bò đến nay đã tăng lên 50 con. Trừ chi phí mỗi lứa anh lãi từ 75-80 triệu đồng.

Tâm sự với phóng viên, ông Phạm Văn Cầu, Phó chủ tịch UBND xã Vinh Quang, (Chiếm Hóa, Tuyên Quang), cho biết, tham gia chuỗi liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trừ chi phí người nuôi lãi 4,5-5 triệu đồng/con/lứa. Hộ nuôi ít nhất cũng 5 con, trung bình thu lãi gần 30 triệu đồng/lứa.
 

20190807_155848.jpg
 Từ liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm, một lứa nuôi gia đình anh Tứ lãi từ 75-80 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, những năm gần đây Tuyên Quang có nhiều chính sách để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Từ năm 2017, trên địa bàn tỉnh có nhiều HTX thực hiện liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau khi nuôi khoảng 3 tháng mỗi con trâu lãi từ 3-5 triệu đồng.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 150.000 con trâu, bò, trong đó đàn trâu chiếm đến trên 100.000 con. Những năm tới tỉnh sẽ mở rộng quy mô đại gia súc, đặc biệt là đàn trâu, đàn bò. Tỉnh đã xây dựng đề án, tới đây sẽ có những chính sách hỗ trợ để phát triển. Năm nay, Tuyên Quang dành 5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi nông hộ trong, đó có đàn gia súc, ông Thành cho biết thêm.

Trong khi đó, theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyên nông Quốc gia mô hình liên kết chăn nuôi vỗ béo trâu, bò tại Chiêm Hóa đã đạt được kết quả tốt. Đặc biệt, là đâu ra cho sản phẩm đã được HTX bao tiêu tạo sự yên tâm cho người chăn nuôi. Đây là mô hình đáng để các địa phương khác đến tham quan học hỏi.

 Theo Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn
 
20190807_155848.jpg
 Từ liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm, một lứa nuôi gia đình anh Tứ lãi từ 75-80 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, những năm gần đây Tuyên Quang có nhiều chính sách để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Từ năm 2017, trên địa bàn tỉnh có nhiều HTX thực hiện liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau khi nuôi khoảng 3 tháng mỗi con trâu lãi từ 3-5 triệu đồng.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 150.000 con trâu, bò, trong đó đàn trâu chiếm đến trên 100.000 con. Những năm tới tỉnh sẽ mở rộng quy mô đại gia súc, đặc biệt là đàn trâu, đàn bò. Tỉnh đã xây dựng đề án, tới đây sẽ có những chính sách hỗ trợ để phát triển. Năm nay, Tuyên Quang dành 5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi nông hộ trong, đó có đàn gia súc, ông Thành cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 38302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 301865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73348836