20:30 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở vừa yếu, vừa thiếu

Chủ nhật - 01/12/2013 20:33
Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước (QLNN) trên lĩnh vực văn hóa thông tin (VHTT) từng bước được củng cố, tăng cường, góp phần xây dựng bản sắc trong xu thế phát triển đa chiều và đảm bảo tính định hướng cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm đúng mức nên các hoạt động VHTT vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Từ việc bố trí, bổ nhiệm chưa hợp lý...

Theo các quy định hiện hành, phòng VHTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị, thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện, thị, thành phố QLNN về các lĩnh vực: văn hóa, gia đình, TDTT, du lịch, bưu chính, viễn thông, internet, CNTT, hạ tầng thông tin, phát thanh, tần số vô tuyến điện, báo chí xuất bản. Để thực hiện được trọng trách đó, ngoài niềm say mê nghề nghiệp cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo bài bản, thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuyển dụng, bố trí cán bộ phụ trách công tác này tại một số địa phương chưa chú trọng đến tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Say mê tìm tòi, nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy - học
Giờ thực hành tin học trên máy tính kết nối internet ở trường THCS Thành Mỹ (Nghi Xuân)

Sau nhiều lần đăng đàn tuyển dụng, đến thời điểm này, chức danh cán bộ phụ trách mảng CNTT ở huyện Nghi Xuân vẫn bỏ trống. Vì không tuyển dụng được cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nên từ nhiều năm nay, công tác QLNN trên lĩnh vực thông tin - truyền thông được giao cho các cán bộ không có chuyên môn đảm trách. Câu chuyện thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn làm công tác QLNN trên các lĩnh vực CNTT, du lịch, quản lý di sản… là thực trạng chung ở các phòng VHTT Nghi Xuân, Hương Sơn, Lộc Hà, Đức Thọ…

Theo Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Phan Tấn Linh, đội ngũ cán bộ phòng VHTT các huyện hiện nay chỉ mới đảm nhiệm chức năng QLNN về văn hóa, trong khi đó, mảng thông tin, truyền thông với rất nhiều chức năng thì chưa được quan tâm, chưa bố trí cán bộ chuyên trách rõ ràng.

Tương tự, sau một thời gian khuyết chức danh trưởng phòng VHTT, ngày 25/11/2013, UBND huyện Lộc Hà đã điều động phó Phòng Công thương (chuyên ngành mỏ địa chất) sang đảm trách chức vụ này… Lý giải cho việc làm trên, lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà cho rằng, do đặc thù huyện mới nên việc sắp xếp, bố trí cán bộ đang ở mức tương đối. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực phụ trách sẽ được tiến hành trong quá trình công tác.

Cũng theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Lộc Hà, tình trạng sắp xếp cán bộ trái chuyên ngành tại các phòng VHTT không chỉ diễn ra ở Lộc Hà mà còn ở nhiều địa phương khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây, việc bổ nhiệm cán bộ chuyên môn các địa phương phải xin ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành, tuy nhiên, từ khi thực hiện chế độ phân cấp, nhiều địa phương do không tìm được người đảm nhiệm vị trí thích hợp hoặc do dôi dư cán bộ ở lĩnh vực khác nên đã lựa chọn phương án giải quyết trước mắt, chưa chú ý đến hiệu quả lâu dài.

Những câu chuyện trên đây phần nào thể hiện sự bất cập trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý VHTT tại các địa phương, còn phản ánh sự khó khăn trong việc tuyển chọn, thu hút lực lượng cán bộ có trình độ chuyên ngành về công tác tại các phòng VHTT, lĩnh vực yêu cầu “phải giỏi một việc, biết nhiều việc” trong khi cơ chế đãi ngộ chưa tương xứng.

... Đến sự thiếu đồng bộ của thiết chế hạ tầng

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, tính đến 31/10/2013, toàn tỉnh có 200 nhà văn hóa, hoặc nhà văn hóa kiêm hội trường, trong đó có đến 185 nhà văn hóa chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 92,5%. Số nhà văn hóa có đầy đủ tiện nghi phục vụ hoạt động chiếm khoảng 41,9%. Toàn tỉnh hiện có 286 sân bóng đá, 383 sân bóng chuyền và 278 sân tập thể thao đơn giản, tỷ lệ đạt chuẩn còn ở mức thấp.

Hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở vừa yếu ,vừa thiếu
Sinh hoạt dân ca ví dặm ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)

Cũng theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 261 xã có trạm truyền thanh cơ sở và 220 điểm bưu điện văn hóa xã. Song theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, đến thời điểm hiện tại, 2 loại hình truyền thông trên hiện không phát huy được tác dụng. Nếu trạm truyền thanh cơ sở đang hoạt động theo kiểu “giật gấu vá vai” thì điểm bưu điện văn hóa xã sau khi hoàn thành chức trách của mình trong một thời kỳ nhất định, không tiếp tục được đầu tư, nâng cấp nên bị bỏ lại trước yêu cầu phát triển ngày càng cao.

Giám đốc Trung tâm VHTT Lộc Hà Phạm Văn Hoan cho biết, bình quân mỗi năm, trung tâm tổ chức hàng chục hoạt động văn hóa - thể thao chào mừng các sự kiện chính trị trên địa bàn. Tuy nhiên, do các thiết chế đi kèm như: sân chơi, bãi tập và các thiết bị âm thanh, ánh sáng… chưa được đầu tư, xây dựng nên hạn chế phần nào tính chủ động và hiệu suất lan tỏa của các phong trào.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỉnh ta hiện có 115/262 xã, phường, thị trấn có 1 phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa, trong đó trình độ đại học 68 người, cao đẳng 9 người, trung cấp 38 người. Số xã còn lại do chủ tịch UBND xã trực tiếp phụ trách. Trong tổng số 249 công chức văn hóa trình độ đại học 65 người, trung cấp 157 người, cao đẳng 13 người, sơ cấp 1 người và 13 người không có bằng cấp; chuyên ngành có 204 người và 45 người chuyên ngành khác phù hợp.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, nhìn chung, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở còn nhiều bất cập, trình độ học vấn đạt chuẩn nhưng thiếu đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nên nghiệp vụ yếu, thiếu tâm huyết, nhiệt tình, hầu hết việc tổ chức các hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu tính chủ động, sáng tạo, chủ yếu đang nặng về phục vụ các sự kiện thuần túy, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân.

Thay lời kết

Những khó khăn, bất cập trong hoạt động VHTT cơ sở bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng suy cho cùng, những yếu kém trên xuất phát từ cách nhìn nhận chưa đầy đủ vai trò, vị trí và chức năng của lĩnh vực VHTT của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận người dân. Vì vậy, chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đối với việc bố trí, sắp xếp và tuyển dụng cán bộ cũng như huy động nguồn lực phục vụ các hoạt động VHTT cơ sở. Để tạo sự phát triển cân đối giữa kinh tế, VH-XH, cần có cái nhìn thỏa đáng hơn về tầm quan trọng của lĩnh vực VHTT, hướng đến mục tiêu xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức và lối sống lành mạnh.

Ngô Tuấn
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755444