00:56 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hối hả xuống đồng giữa tết

Thứ hai - 18/02/2013 19:23
Để kịp thời vụ, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đã xuống đồng ngay trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ...

Công chức cùng xuống đồng

Ngay trong ngày mùng 1 tết, ông Bùi Văn Hùng ở thôn Ba Mô, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã chọn đúng giờ tốt để xuống đồng.

Ông tâm sự: “Nghe xã thông báo năm nay có thể hạn hán, nước lại về vào đúng ngày tết, nên tôi tranh thủ ra đồng đổ ải cho kịp thời vụ. Ngoài ra, theo kinh nghiệm, ngày mùng 1 là ngày đẹp nhất của cả năm nên hơn 10 năm nay, tết nào tôi cũng chọn ngày này để xuống đồng cho may mắn”.

Ngoài ông Hùng, trong sáng mùng 1, trên cánh đồng xã Ngọc Lý còn nhiều người dân khác cũng tranh thủ ra đồng lấy nước đổ ải, chăm sóc mạ để chuẩn bị gieo cấy cho kịp thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Nhàn ở xã Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) cùng gia đình xuống đồng từ ngày 4 tết gieo cấy vụ đông xuân. T.X

Tới ngày mùng 3 tết, trên các cánh đồng của xã Ngọc Lý, hàng trăm người dân đã đồng loạt xuống đồng... “Ngày tết là ngày ăn chơi, giờ nhiều người còn đang đi chơi mà mình phải xuống đồng cũng thấy ngại lắm, nhưng nếu cứ “ăn không ngồi rồi” mãi thì rất tốn kém.

Vì thế, sáng ngày 3 tết, gia đình tôi cũng làm lễ hoá vàng kết hợp với lễ xuống đồng, cầu cho mùa màng mới bội thu” - bà Nguyễn Thị Luyện ở thôn An Lập, xã Ngọc Lý nói. Bà Luyện cũng cho biết, gia đình bà có hơn 1 mẫu ruộng nhưng cả 3 người con trai đều đi làm công ty, nên chỉ có dịp ngày nghỉ, ngày lễ mới huy động được đông đủ con cái giúp bố mẹ cày cấy.

Theo Cục Trồng trọt, hiện các tỉnh phía Bắc đã cơ bản lấy nước đổ ải xong và đang tập trung gieo cấy vụ xuân 2013. Do thời tiết năm nhuận âm lịch kéo dài thêm 1 tháng, nên thời vụ gieo trồng các cây nông nghiệp cũng kéo dài thêm.
Cùng trên cánh đồng với bà Luyện, vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị Huyên cũng huy động tổng lực cả con cháu xuống đồng. “Ngày xưa chưa có kỹ thuật nên làm nông nghiệp vất vả, từ cày, bừa làm đất đều bằng sức trâu và sức người.

Rồi phải thêm mấy công đoạn như nhổ mạ ở một cánh đồng, gánh mạ sang đồng khác mới cấy nên có đi từ gà gáy đến tối mịt cả gia đình 3 người cũng chỉ cấy hoàn thiện được 1 sào ruộng. Bây giờ, công đoạn làm đất đã có máy móc thay thế, mạ được gieo vào khay nhựa nên ai cũng cấy được” - ông Bình tâm sự.

Vui tết trên đồng

Dù đã gần 12 giờ trưa, nhưng trên con đường bê tông được đầu tư xây mới theo Chương trình nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Thắng ở xã Ngọc Lý vẫn đẩy xe chở mạ mang theo khoanh giò và chiếc bánh chưng để cả nhà tranh thủ ăn ngay ngoài đồng.

“Thấy bà con cũng làm thông cả trưa lại cấy sắp kín đồng nên ngày tết tiện có bánh, tôi cũng động viên vợ con tranh thủ ăn luôn ngoài đồng rồi xuống cấy cho kịp thời vụ” - ông Thắng nói. Theo ông Thắng, ngày tết đối với người nông dân bây giờ cũng đơn giản và tiết kiệm, cũng chỉ gói bánh chưng, mua cân giò, thịt con gà làm cơm thắp hương tổ tiên, đến ngày mùng 2 tết là đã có chợ rồi, còn rau cỏ thì các nhà tự trồng ở vườn mình... Riêng việc đồng áng thì đến ngày và thuận lợi là phải làm ngay, không để chậm trễ mà thua thiệt.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Tân Yên (Bắc Giang) sẽ gieo trồng 6.300ha lúa, trong đó có 1.150ha lúa lai và 400ha lúa chất lượng cao.

Ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 9 tết (tức 18.2) ở hầu hết các tỉnh phía Bắc đã cơ bản đổ ải xong và nông dân đều xuống đồng gieo cấy. Không khí trên các cánh đồng đông vui, rộn ràng như ngày hội. Tết ở mọi gia đình nông dân đã được chuyển từ nhà ra ngoài đồng.

Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, đến ngày 9 tết, hầu hết các địa phương đã đổ ải xong, trong đó các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương… đã đổ ải đạt 100% và đang tiến hành làm đất, bảo đảm cấy hết diện tích theo kế hoạch.

Lâm Đồng: Nông dân tích cực chuẩn bị chống hạn

Từ mùng 4 tết đến nay, ngoài việc “ra quân” đầu năm theo phát động của các địa phương, nông dân nhiều vùng trong tỉnh Lâm Đồng cũng đã bắt đầu lo việc chống hạn, nhất là đối với cây công nghiệp dài ngày. Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, mực nước ở hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 18.2 đã xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường từ gần 1m đến trên 2m.

Tại các vùng cà phê trọng điểm của Lâm Đồng như Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm…, nhiều nhóm nông dân đã bắt đầu nạo vét ao hồ, khơi thông các dòng chảy để lấy nước tưới đợt I cho cây cà phê từ mùng 4 tết. Ngày mùng 9 tết (18.2), nhiều hộ dân ở vùng lúa Cát Tiên, Đạ Tẻh… cũng đã chuẩn bị những công việc cần thiết để đối phó với nạn hạn hán cục bộ có thể xảy ra sắp tới.

Quảng Ngãi: Người làm muối sản xuất sớm

Từ ngày 17.2, hàng trăm hộ diêm dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, đã đồng loạt ra đồng để sửa sang lại ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất muối mới năm 2013. Tại đám ruộng ở thôn Long Thạnh, chị Võ Thị Thu (32 tuổi) cho biết: Thông thường thì phải đến cuối tháng Giêng, bà con diêm dân mới ra đồng.

Tuy nhiên đầu vụ năm nay do trời nắng và giá muối đang đạt trên 2.200 đồng/kg, cao hơn so với năm trước 500 đồng/kg, nên hầu hết diêm dân đều ra đồng sớm để có muối bán. Ông Nguyễn Duy Trinh - Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, cho biết: Hiện giá muối đang ở mức cao nhất so với từ trước đến nay nên bà con ra đồng sản xuất sớm hơn mọi năm. Vụ năm rồi, tuy thời tiết bất lợi, nhưng sản lượng muối đã sản xuất được vẫn đạt khoảng 8.000 tấn, bằng 100% kế hoạch.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204


Hôm nayHôm nay : 33720

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 406547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73453518