Ảnh minh họa |
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các địa phương cần khẩn trương bố trí biên chế cán bộ chuyên trách dạy nghề cấp huyện; tổ chức các cơ sở đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện theo các phương thức thích hợp (Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, Trung tâm văn hóa, thể thao và dạy nghề); hoàn chỉnh việc tổ chức Ban Chỉ đạo hoặc Tổ công tác cấp xã về dạy nghề cho lao động nông thôn.
Các địa phương xác định UBND cấp huyện là cấp triển khai trực tiếp, chủ yếu Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan có văn bản hướng dẫn các địa phương tích cực triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo cơ chế ngành nông nghiệp ở các tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai dạy nghề cho lao động làm nông nghiệp và đẩy mạnh việc thí điểm dạy nghề theo hình thức cấp thẻ học nghề ở Thanh Hóa và Bến Tre.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956), trong 2 năm qua, đã có trên 889.000 lao động nông thôn được học nghề, trong đó gần 650.000 người có việc làm đúng với nghề đào tạo. Các lao động kiếm được việc làm đã giúp trên 23.500 hộ thoát nghèo; hơn 15.600 hộ trở thành hộ khá. Các địa phương cũng đã chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 9.600 cán bộ công chức cấp xã, nâng tổng số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng ở 51 địa phương khi thực hiện đề án lên hơn 80.000 người. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 883 giáo việc dạy sơ cấp nghề, nâng tổng số giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề lên trên 7.000 người; bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho gần 2.000 người dạy nghề, nâng tổng số người dạy nghề được bồi dưỡng kỹ năng dạy học là trên 6.700 người. |
Phương Hiển
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn