06:58 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không được tái đàn heo kiểu bất chấp

Thứ hai - 28/10/2019 20:35
Mức lãi cao và sức mua của thị trường đang mạnh đã “kích thích” người chăn nuôi ở Hoài Ân (Bình Định) tái đàn, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo giáp tết đang đến gần.
15-28-06_1
Người chăn nuôi heo ở Bình Định đang hối hả tái đàn để đón đầu thị trường dịp tết.

Hiện giá heo hơi siêu nạc ở Bình Định tăng đến 58– 60.000đ/kg, giá heo thường 48- 50.000đ/kg, với mức giá này cùng với dự báo nhu cầu về thịt heo sẽ tăng cao trong dịp cuối năm, người chăn nuôi heo ở Bình Định khó lòng cưỡng lại cơn khát tái đàn để “gỡ gạc” thua lỗ trước đó.

Hơn 1 tuần nay, người nuôi heo ở huyện Hoài Ân phấn khởi vì giá heo hơi không ngừng “leo thang”. Nếu như đầu tháng 10 giá heo siêu nạc ở đây từ 40 – 41.000đ/kg hơi và heo thường 35.000đ/kg thì hiện nay giá heo siêu nạc đã tăng đến 58– 60.000đ/kg, còn heo thường lên 48– 50.000đ/kg. Bình quân mỗi ngày Hoài Ân xuất bán từ 1.100 - 1.300 con heo thịt, người chăn nuôi lãi trên 1 triệu đồng/con.

Mức lãi cao và sức mua của thị trường đang mạnh đã “kích thích” người chăn nuôi ở Hoài Ân tái đàn, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo giáp tết đang đến gần. Ông Nguyễn Hải Đảo, chủ trang trại nuôi heo quy mô “ngàn con” ở xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân), sau khi bán hết những lứa heo thịt, hiện trong chuồng thả nuôi tiếp 2.000 con, trong đó có 300 heo nái sinh sản. Trang trại an toàn sinh học, nên tất cả heo giống mà đàn nái 300 con của ông cho ra đời đều an toàn dịch bệnh, ông đã để lại nuôi toàn bộ.

“Tôi chỉ sử dụng heo giống do đàn nái của tôi đẻ ra chứ không mua heo giống từ nơi khác về nuôi. Thả lứa heo này trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn hoành hành, tôi hết sức lo lắng. Thế nhưng với biện pháp nuôi an toàn sinh học, cộng với tăng cường các giải pháp phòng chống dịch, tôi hy vọng trang trại heo có doanh thu cao vào dịp cuối năm”, ông Đảo chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, huyện vẫn khuyến cáo người dân không tái đàn ồ ạt, chỉ sử dụng heo giống tại chỗ để nuôi, phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập. “Hiện đàn heo ở Hoài Ân không có biến động lớn, vẫn duy trì mức 250.000 con, trong đó có 30.000 con heo nái sinh sản, còn lại là heo thịt. Huyện đã chỉ đạo lực lượng thú y hỗ trợ người dân phun thuốc khử độc, sát trùng chuồng trại, phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho đàn heo”, ông Khúc cho hay.

Hiện dịch tả lợn châu Phi ở Bình Định đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn, TX An Nhơn, những nơi có đàn heo lớn, mật độ chăn nuôi cao, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều thì số heo “dính” dịch vẫn xảy ra hàng tuần.

15-28-06_2
Những cơ sở có điều kiện chăn nuôi heo an toàn mới được ưu tiên cho tái đàn.

“Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có điều kiện nuôi rất nhếch nhác. Dù đã được Nhà nước hỗ trợ vôi, thuốc sát trùng; được vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch, thế nhưng vào chuồng kiểm tra thì chẳng thấy chút vôi nào. Thậm chí thức ăn thừa nhiều hộ vẫn sử dụng cho heo ăn lại. Đáng lo nhất là nước thải tại các nơi chăn nuôi không được xử lý, để chảy tràn lan, trong khi mầm dịch còn tồn tại khắp nơi nên khó ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi – Thú y Bình Định, nhận định.

Trước tình hình trên, Bình Định kiểm soát chặt việc tái đàn, hộ chăn nuôi phải có cơ sở đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học; có hố tiêu độc sát trùng; đảm bảo phương tiện, dụng cụ bảo hộ; có biện pháp diệt chuột, lưới vây ngăn chặn côn trùng. Đặc biệt, nguồn heo giống phải có xuất xứ từ cơ sở an toàn dịch bệnh, có kết quả âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Khi tái đàn chỉ sử dụng nguồn heo giống nội tỉnh, hộ chăn nuôi phải đăng ký với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để nhập heo, để ngành chức năng kiểm tra điều kiện chuồng nuôi. Khi các điều kiện được đảm bảo, được ngành chức năng “bật đèn xanh” thì hộ chăn nuôi mới được nhập vào chuồng nuôi. Đối với heo giống di chuyển từ huyện này sang huyện khác trên địa bàn tỉnh thì phải có xác nhận của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nơi xuất heo.
Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 45111

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943359

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61265316