Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: giang huy
Việc quản lý giá bán lẻ điện cũng đã được nhiều ĐB đặc biệt quan tâm. ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.Hồ Chí Minh) đã bày tỏ sự không nhất trí với tờ trình của Chính phủ về việc cho phép DN được tự điều chỉnh giá bán điện.
ĐB này nói: “Nhà nước cần quản lý giá bán lẻ điện, không khoán trắng cho doanh nghiệp. Các đơn vị điện lực chỉ được định giá điện bán lẻ theo khung giá và cơ chế điều chỉnh giá do Chính phủ quy định. Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ giá cả yếu tố đầu vào, giá điện không phải chỉ có tăng mà phải giảm khi giá nguyên liệu đầu vào giảm, có như vậy ngành điện mới công bằng với khách hàng”. ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng giá điện theo cơ chế thị trường, nhưng cần có sự điều tiết của Nhà nước bởi Nhà nước còn điều tiết để đảm bảo an sinh xã hội, dân cư ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi khó khăn; ví dụ, bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khắc phục thiên tai, lũ lụt, bảo đảm an ninh lương thực.
Cùng chung ý kiến này, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng cho rằng, với những quy định của dự thảo luật đối với các tỉnh khó khăn về ngân sách thì không thể thực hiện được việc xây dựng lưới điện cũng như người dân khó có khả năng chi trả tiền điện. “Ví dụ đảo Quan Lạn ở Quảng Ninh, giá điện hiện nay người dân sử dụng là 17.000đ/1kW/h” - ĐB Thành dẫn chứng.
Cũng theo ĐB Thành thì hiện nay cả nước còn 202 xã chưa có điện lưới, theo lộ trình thì Nhà nước phải đầu tư bằng ngân sách trung ương chứ không thể dựa vào nguồn tài chính của DN, vì vậy Nhà nước vẫn cần điều tiết giá điện. Chính vì vấn đề này, ĐB Lê Thị Nguyệt đề xuất không hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sản xuất điện, cũng không hỗ trợ trực tiếp cho người dân sử dụng điện như hiện nay mà số tiền hỗ trợ đó nên giao cho địa phương, tỉnh, huyện, xã để phát triển hạ tầng. Người dân sẽ được hưởng giá bán điện rẻ từ hạ tầng tốt, đồng thời Nhà nước phải có hệ thống kiểm soát để ngành điện không độc quyền.
Theo Lao động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn