16:02 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng chiếu Quảng Trường vào xuân

Thứ năm - 21/02/2013 19:52
Khi không khí vui xuân vẫn còn lưu luyến trong mỗi nếp nhà thì nhiều hộ dân làm nghề dệt chiếu ở xã Quảng Trường (Quảng Xương-Thanh Hóa) đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cho một mùa sản xuất mới. Cùng với các nghề xây dựng, đồ mộc thì nghề dệt chiếu đã góp phần giải quyết việc làm cho 600 lao động tại Quảng Trường, giúp nhiều gia đình tăng thu nhập.

Nghề phụ, thu nhập chính

Theo thống kê, Quảng Trường hiện có 130 máy dệt chiếu, tăng 41 máy so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2012, toàn xã tiêu thụ 390.000 tấn lác (cói), điều này cho thấy, việc đưa máy móc vào sản xuất chiếu không chỉ góp phần thay thế lao động thủ công mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ làm giàu.

Được biết, nghề dệt chiếu máy xuất hiện ở Quảng Trường khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng do thu hút được nhiều lao động tại chỗ nên có thể nói, nghề này đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho kinh tế của xã. Ban đầu, do người dân chưa mạnh dạn đầu tư, dệt chiếu máy còn lẻ tẻ, manh mún, nhưng sau khi thấy hiệu quả kinh tế tăng cao rõ rệt, nhiều gia đình đã mua tới 6 máy dệt chiếu. Ông Nguyễn Văn Bằng, hiện có 2 máy chia sẻ: “Nhà tôi làm chiếu với đủ loại kích thước khác nhau, mỗi lần được khoảng 2.000 đôi, quy ra tiền chừng 160 - 170 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình thu lãi 9-9,5 triệu đồng/tháng”.

Cũng theo ông Bằng, lao động phục vụ nghề dệt chiếu máy chủ yếu là chị em phụ nữ, phần lớn họ tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm chiếu. Công việc dệt chiếu máy bao gồm: đứng máy, đổ lác, nhặt lác, ghim chiếu,… Trung bình một người đứng máy thu nhập 80.000 đồng/10 giờ, đổ lác 60.000 đồng/9 giờ, nhặt lác 50.000 đồng/9 giờ.

Chị Lê Thị Loan, người đổ lác tại cơ sở sản xuất chiếu của gia đình bà Nguyễn Thị Thảo cho biết: “Gia đình đang nuôi con nhỏ, con lớn đứa nào cũng đi học nên phải tranh thủ làm thêm để kiếm tiền. Công việc đổ lác được khoảng 60.000 đồng/ngày, nếu làm đều đặn thì cũng có 1,8 triệu đồng/tháng”.

Chưa có đầu ra ổn định

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chiếu cói của Quảng Trường chủ yếu là các địa phương lân cận, một số tỉnh phía Nam và bắt đầu xuất sang Trung Quốc, Lào, tuy nhiên thị trường cũng không ổn định, người sản xuất không chủ động được đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Thiềng ở thôn Châu Thanh than thở: Từ tháng 9/2012 tới nay, sức mua và giá chiếu giảm rõ rệt vì thương lái ít tới lấy hàng. Bình quân, một máy dệt chiếu sản xuất được 25 đôi chiếu/ngày. Giá bán hiện tại là 30.000 đồng/đôi chiếu 80cm, 35.000 đồng/đôi chiếu dài 1m, 40.000 đồng/đôi chiếu 1,2m; 43.000 - 45.000 đồng/đôi chiếu 1,4m; 65.000 - 70.000 đồng/đôi chiếu 1,5m; 70.000 - 75.000 đồng/đôi chiếu 1,6m. Nhưng do giá chiếu giảm, trong khi chi phí đầu vào tăng nên một số hộ đang giảm công suất.

“Trước đây, trung bình 1 tháng tôi có thể thu về 5 triệu đồng, nhưng hiện tại việc tiêu thụ chiếu rất khó khăn. Gia đình đang triển khai làm chiếu cho một đơn vị quân đội đặt hàng, mong là giá bán sẽ ổn định hơn”, bà Bùi Thị Hải, chủ một cơ sở sản xuất chiếu tâm sự.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Trường cho biết thêm: “Hiện, chi phí cho một máy dệt chiếu khá cao, máy mới khoảng 110 triệu đồng, máy cũ 80 - 90 triệu đồng. Giá máy cao, cộng với giá lác không ổn định, sản phẩm chiếu chưa khẳng định được thương hiệu nên việc tiêu thụ của bà con gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đang tích cực phối hợp với ngân hàng để tạo cơ hội cho các hộ vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất, phát triển nghề chiếu, mong rằng thời gian tới, nghề dệt chiếu máy ở Quảng Trường sẽ bớt thăng trầm”.

Nguyễn Hương
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381752

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73428723