07:16 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lập Ban nội chính ở tất cả tỉnh, thành

Thứ hai - 06/05/2013 03:56
63 tỉnh, thành sẽ có ban nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Bí thư đã có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định việc tổ chức ban nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng ban chỉ đạo PCTN tình/thành về ban nội chính của tỉnh/thành ủy.

Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh/thành ủy làm trưởng ban nội chính. Nơi chưa có điều kiện thì giao vị trí quan trọng này cho cấp ủy viên thuộc diện được quy hoạch vào thường vụ tỉnh/thành ủy khóa tới.

Ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, chống tham nhũng, hội nghị trung ương 6, Ban Bí thư, Ban Kinh tế trung ương, Bộ Chính trị
Trưởng Ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh . Ảnh: Lê Anh Dũng

Cơ cấu nhân sự này là tương đồng với chủ trương mà Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua. Theo đó Trưởng ban Nội chính trung ương và cả Ban Kinh tế trung ương mới tái lập cũng được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư trung ương.

Cùng ngày, Ban Bí thư ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính thuộc tỉnh/thành ủy, mà về cơ bản như Ban Nội chính trung ương.

Theo đó, ban nội chính ở các tỉnh/thành ủy là cơ quan tham mưu về công tác nội chính và PCTN của tỉnh/thành ủy mà trực tiếp, thường xuyên là thường vụ.

Nhiệm vụ gồm các nhóm nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra; thẩm định; tham gia ý kiến cùng ban tổ chức tỉnh/thành ủy về công tác cán bộ; và một số nhiệm vụ khác do thường vụ tỉnh/thành ủy giao.

Theo yêu cầu của Ban Bí thư, Ban Tổ chức trung ương đã chủ trì với Ban Nội chính trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức ban nội chính tỉnh/thành ủy.

Theo đó cả 63 tỉnh, thành đều có ban nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng (PCTN). Tùy theo dân số, điều kiện KT-XH và tính phức tạp trong công tác nội chính và PCTN mà tính toán tổ chức, nhân sự.

Cụ thể, ban nội chính tại Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa nhân sự không quá 30 người; các địa phương khác không quá 21 người.

Riêng bảy tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đăk Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và PCTN.

Việc tổ chức ban nội chính ở tất cả các tỉnh/thành ủy là nét khá mới so với trước đây. Trước khi Ban Nội chính trung ương giải thể (Trung ương khóa X), chỉ những tỉnh/thành thực sự có nhu cầu mới được lập ban nội chính, và phải báo cáo Ban Bí thư.
Theo vietnamnet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141


Hôm nayHôm nay : 30339

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1273943

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72956652