05:08 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy đá vực lại lợn, mô hình không thể nhân rộng

Thứ sáu - 22/09/2017 18:49
Ở đây chúng tôi muốn nói đến cách duy trì đàn lợn của hộ bà Trần Thị Hòa ở thôn Cầu Bút, xã Định Trung, TP Vĩnh Yên là lấy “đá” bù cho lợn.
08-38-09_img_0019
Đàn lợn nhà bà Hòa

Ở nông thôn hiện nay, tình trạng phổ biến là bỏ chăn nuôi lợn, chuyển sang nuôi con khác, hoặc bỏ hẳn chăn nuôi. Thậm chí có những trang trại “hoành tráng” đầu tư hiện đại, bài bản, nay cũng bỏ hoang.

Thật tiếc! Nhưng không còn cách nào khác, vì chủ nhân không thể cầm cự nổi, nhất là với các trang trại lớn. Đương nhiên có một mô hình không nhiều, nhưng vẫn trụ vững trong hoàn cảnh giá lợn “tụt dốc”. Đó là thu nhỏ trang trại. Thu nhỏ tới mức tối thiểu. Hoặc “tự sản tự tiêu”, có nghĩa là, lợn nái đẻ bao nhiêu thì nuôi bấy nhiêu. Một số gia đình còn cho bớt lợn con, khi lợn nái đẻ nhiều. Dù sao thì đó cũng là một cách để tồn tại, vượt qua lúc khó khăn.

Có những mô hình khả thi hơn, là lấy một nguồn thu khác để “nuôi” lợn. Dùng nguồn lãi của nghề khác, con khác, bù lỗ cho lợn. Ví dụ như ở Vĩnh Phúc, một số hộ nông dân lấy “cá” bù cho lợn. Ở đây chúng tôi muốn nói đến cách duy trì đàn lợn của hộ bà Trần Thị Hòa ở thôn Cầu Bút, xã Định Trung, TP Vĩnh Yên là lấy “đá” bù cho lợn.

Triển khai nuôi lợn từ 2013. Lúc đầu bà Hòa chỉ nuôi có 3 con nái và gây dựng được 50 con lợn thương phẩm. Việc nuôi lợn khá thuận khi “đầu ra” tiêu thụ nhanh, gọn gàng, có lãi. Dần dần, bà phát triển lên 10 - 12 con nái và 120 - 130 lợn thương phẩm. Lúc này, giá lợn bỗng “xuống dốc” thê thảm. Lợn thương phẩm giá đã rẻ mạt, lại cũng không có khách mua. Vậy mà vẫn phải duy trì đàn lợn. Vẫn phải cho ăn đủ chất. Do đó lỗ chồng lỗ. Có khi lợn con do nái đẻ ra, phải thả bỏ, vì cho người ta cũng không lấy.

Trong lúc khó khăn thì may sao gia đình có nghề làm đá xây dựng. Nguồn nguyên liệu không xa, khách hàng luôn tấp nập. Có thợ chuyên nghiệp làm hàng, nên khách hàng tín nhiệm. Ông chồng vốn là thợ xây, có nhiều mối làm ăn, nhận được công trình xây dựng quanh vùng. Do đó, chính nghề ốp đá đã “cứu sống” đàn lợn.

Hiện nay, bà Hòa vẫn duy trì được hơn 10 con nái, cho sinh sản đều đều. Đàn lợn thương phẩm tuy có giảm đi nhưng vẫn phát triển tốt. Xem chừng, giá lợn đã nhúc nhích tăng. Thương lái cũng đã quay trở lại. Bà Hòa tâm sự: “Bây giờ thì dù khó khăn đến đâu, gia đình chúng tôi cũng vẫn duy trì đàn lợn, ít nhất là như hiện nay. Chừng nào người dân Việt vẫn ăn thịt lợn, thì chừng đó, nghề chăn nuôi lợn vẫn tồn tại và phát triển”.

Đó không phải là ước mơ. Đó là thực tế. Vấn đề là phải biết cách để duy trì nó. Rồi mới phát triển được.

Theo nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 35

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 42321

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 158191

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60480148