21:32 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mục tiêu mới cho vụ đông

Thứ năm - 21/09/2017 23:34
Từ nhiều năm nay, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là một vụ có đóng góp lớn, quyết định tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Nhiều mục tiêu mới cho vụ đông 2017-2018 đã được đề ra, cao hơn so với vụ đông trước. Trong đó để thu từ 26 đến 28 nghìn tỷ đồng từ vụ đông 2017-2018, các tỉnh đã lên phương án tập trung thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất đai để sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất.

 

Chăm sóc cây đậu tương vụ đông tại huyện Phú Xuyên. Ảnh: Bá Hoạt

Thu từ 26 đến 28 nghìn tỷ đồng

Vụ đông từ lâu đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 của TP Hà Nội và quyết định tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Ngoài cây ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, những năm gần đây, Hà Nội đã phát triển nhiều cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như hoa chất lượng cao, cây ăn quả. Tổng diện tích gieo trồng vụ đông tới của Hà Nội khoảng 39.000ha, trong đó: Hơn 7.200ha cây đậu tương, ngô khoảng 9.500ha, lạc khoảng 450ha, rau đậu các loại hơn 16.000ha; diện tích trồng hoa, cây cảnh hơn 2.500ha. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, ngành Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu, giá trị sản xuất vụ đông 2017-2018 đạt trên 2.500 tỷ đồng.

Bằng việc mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, giá trị toàn ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng có sự tăng trưởng khá. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc Lê Văn Dũng cho biết: Vụ đông 2017-2018, Vĩnh Phúc định hướng mở rộng tối đa diện tích, gieo trồng khoảng 20.500ha cây trồng vụ đông, tổng giá trị dự kiến thu hơn 2.600 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh tập trung mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giúp nông dân chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm...

Theo Bộ NN&PTNT, các địa phương đều có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển cây vụ đông. Nhiều địa phương đã tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất, mượn đất để sản xuất theo hướng hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm theo phương thức liên kết "cánh đồng lớn". Vụ đông 2017-2018, các tỉnh phía Bắc phấn đấu gieo trồng khoảng 410 nghìn héc ta, tăng 10 nghìn héc ta so với vụ đông 2016-2017; sản lượng nông sản dự kiến đạt 4,8 triệu tấn, tăng 290 nghìn tấn so với vụ đông 2016-2017. Mục tiêu tổng giá trị sản xuất mà Bộ NN&PTNT đặt ra thu từ 26 đến 28 nghìn tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt từ 65 đến 70 triệu đồng/ha.

Tuân thủ khung thời vụ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ nay đến cuối năm, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì pha trung tính trong các tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Dự báo từ nay đến cuối năm còn khoảng từ 2 đến 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trên cơ sở nhận định tình hình khí tượng thủy văn và dung tích trữ nước các hồ chứa, dự báo vụ đông năm nay nguồn nước tưới khá dồi dào. Tuy nhiên, các địa phương cần đề phòng bão và mưa lũ có thể xảy ra vào giai đoạn đầu vụ sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến nhóm cây trồng vụ đông ưa tiết trời ấm.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Yếu tố quan trọng nhất đối với vụ đông chính là khung thời vụ. Bởi vụ đông được triển khai kế tiếp ngay sau vụ mùa. Đối với các tỉnh phía Bắc, đi đôi với thu hoạch lúa mùa, phải triển khai làm đất ngay, đồng thời chuẩn bị giống cho sản xuất vụ đông. Đầu vụ đông thường xảy ra bão, mưa lớn nên các địa phương cần bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp. Căn cứ vào đề án, kế hoạch sản xuất vụ đông đã được xây dựng và tuỳ vào điều kiện thực tế, cần tập trung hướng dẫn các quy trình kỹ thuật gieo trồng cây vụ đông cho nông dân. 

Một trong những khó khăn trong sản xuất vụ đông năm nay là việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Lê Văn Lanh cho biết: Mấy năm trước, xã Nam Phương Tiến chỉ đạo nông dân gieo trồng cây vụ đông nhưng diện tích không nhiều, khoảng 40-50% diện tích đất nông nghiệp. Từ năm 2014 trở lại đây, 100% diện tích sản xuất nông nghiệp của xã đều được trồng ngô áp dụng kỹ thuật không làm đất, che phủ bằng rơm rạ... Ngoài ra, trên địa bàn xã sử dụng các giống ngô năng suất cao, cây giống được trồng theo phương pháp bầu cải tiến. Đáng nói, mô hình trồng cây vụ đông ở xã Nam Phương Tiến được tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, có sự liên kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước).

Để vụ đông giành thắng lợi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị các tỉnh phía Bắc chỉ đạo sản xuất trong khung thời vụ, cần lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường để nâng cao tính cạnh tranh, tăng giá trị kinh tế khi đưa vào canh tác; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị…
 
 
Theo Đỗ Minh/hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vụ đông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 114

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 100


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 196935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60518892