04:21 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết 4 nhà tạo đà cho sản xuất nông nghiệp tại Quảng Trị

Chủ nhật - 08/03/2015 23:43
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 này, huyện Triệu Phong lần đầu tiên đã triển khai mô hình liên kết 4 nhà giữa doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông. Hiện nay, cây lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Lãnh đạo xã Triệu Trung và Ban Chủ nhiệm HTX Đạo Đầu, xã Triệu Trung đang kiểm tra sự phát triển cây lúa Thảo Dược.

Lãnh đạo xã Triệu Trung và Ban Chủ nhiệm HTX Đạo Đầu, xã Triệu Trung đang kiểm tra sự phát triển cây lúa Thảo Dược.

Về cánh đồng của hợp tác xã (HTX) Đạo Đầu, huyện Triệu Phong trong vụ Đông Xuân năm nay không ít người phải ngạc nhiên vì giống lúa mới. 13 ha giống lúa Thảo Dược sau hơn đưa vào sản xuất nay đã lên xanh tốt. Điều đặc biệt là giống lúa này khi quang hợp đủ ánh sáng thì thân cây sẽ có màu tím. Chị Nguyễn Thị Hoa, xóm Bàu, thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong chia sẻ: Năm nay là năm đầu tiên gia đình chị cùng nhiều hộ dân của HTX thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa. Chị đã chuyển 2 sào đất trồng lúa B6 sang sản xuất giống lúa Thảo Dược. Xưa nay vốn quen với trồng các giống lúa truyền thống, nên khi chuyển sang trồng giống lúa mới chị Hoa không ít lo lắng: “Lần đầu tiên làm mình sợ lắm, vì chưa làm bao giờ. Lâu nay gieo lúa 4 kg một sào nhưng nay chỉ giảm còn 2 đến 2,5kg một sào thì thấy khó khó, gieo thưa không biết lúa có lên tốt không. Nhưng giờ cây cứng cáp, nở nhánh nhiều hơn và ít bị sâu bệnh thì thấy cũng yên tâm”.

Trong vụ Đông Xuân này, HTX Đạo Đầu đã có 180 hộ dân chuyển 13 ha chuyên sản xuất giống B6 và HC95 sang sản xuất giống lúa Thảo Dược và AC5. Đây đều là những giống có kỹ thuật chăm sóc không quá khó, lượng giống bằng ½ so với giống khác trên cùng đơn vị diện tích nhưng có giá trị kinh tế cao. Riêng đối với giống Thảo Dược, ngoài dùng gạo ăn chữa bệnh, thân cây còn được dùng nấu nước uống cũng có tác dụng chữa bệnh. Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Vĩnh Hòa ở Nghệ An hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón và sẽ được thanh toán sau khi người dân thu hoạch. Công ty cũng sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con theo hình thức 1 tạ lúa Thảo Dược có giá trị bằng 1,2 tạ lúa lai của địa phương lấy giá thị trường tại thời điểm thu mua. Ông Nguyễn Hữu Mão, Chủ nhiệm HTX Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong cho biết, đây là năm đầu tiên liên kết, Ban chủ nhiệm HTX đã vận động dân làm vì có được cái lợi là bao tiêu sản phẩm, thứ 2 được sự liên kết của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nữa thì chúng tối quá mừng. Trong điều kiện giá cả còn bấp bênh mà mình liên kết với công ty thì giá cả ổn định hơn, người nông dân sẽ được lợi hơn”

Tại Triệu Phong hiện có 2 địa phương là xã Triệu Trung và xã Triệu Hòa tham gia mô hình liên kết 4 nhà. Với 23 héc ta, người dân đã chuyển từ trồng các giống lúa truyền thống sang trồng 2 giống lúa Thảo Dược và AC5. Việc thay đổi giống lúa và phương thức sản xuất mới không hề dễ đối với người dân. Tuy nhiên, thực tế tại các địa phương này, được sự đồng thuận cao giữa cán bộ, người dân địa phương nên mô hình liên kết bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Theo ông Phan Văn Tiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, thời gian này đặc biệt thời tiết nhạy cảm chính quyền địa phương thường xuyên thăm đồng và vận động bà con thăm đồng để phát hiện sâu bệnh phòng trừ kịp thời.

Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh, đây là mô hình mới nhưng nó thực sự sẽ tạo đà để cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển nếu năm nay làm thành công. Hiện tại tỉnh Quảng Trị đang có 16 ha ngô và hơn 20 ha lúa thực hiện mô hình liên kết 4 nhà. Trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sẽ chủ động mời gọi nhiều doanh nghiệp cùng tham gia mô hình này, mục đích vừa hỗ trợ kỹ thuật, giống cây và quan trọng nhất là bao tiêu sản phẩm cho bà con. Cùng với đó, UBND các huyện, các cơ quan đoàn thể cùng vào cuộc, tuyên truyền, vận động giúp nông dân liên kết bền vững tạo năng suất, chất lượng cao nhất.

Hiện nay, cây lúa của các địa phương này đang sinh trưởng và phát triển tốt. Để mang lại giá trị kinh tế cao, đòi hỏi người dân phải chăm sóc đúng kỹ thuật và cẩn thận trong phòng trừ sâu bệnh, dịch hại. Nếu thành công thì đây chính là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp không chỉ người dân của địa phương mà còn là mô hình mẫu cho nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Theo: quangtritv.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 41061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1174207

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60182530