16:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Loay hoay hạn chế xe cá nhân

Thứ hai - 27/08/2012 22:16
Dự thảo đề án “Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn” mới đây của Bộ GTVT đưa ra rất nhiều giải pháp, nhưng hầu hết quanh quẩn với những giải pháp “bình cũ, rượu cũ”, vốn được đánh giá là không khả thi.

 

Cấm đoán hành chính

 

Dự thảo đề án tập trung vào việc hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại 5 đô thị lớn trên cả nước, gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Một trong những nội dung chính được đề cập là đến năm 2016, một số biện pháp cấp thiết sẽ được đưa ra áp dụng tại các TP lớn: tăng phí trông giữ xe, tăng chế tài xử phạt, quy hoạch giao thông tĩnh, cấm dừng đỗ xe trên một số tuyến đường; cấm một số loại xe con, xe khách, xe tải trên một số trục chính, đường hướng tâm trong thành phố... nhằm mục tiêu hạn chế xe cá nhân, chống ùn tắc.

 

 

Việc thu phí chỉ là một trong những giải pháp hạn chế xe cá nhân, quan trọng hơn là
phát triển xe công cộng để thu hút người tham gia giao thông

 

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam

 

Về vấn đề quản lý sở hữu phương tiện, một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là quy định người không có hộ khẩu tại các TP lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá nhân. Tại khu vực nội ô của các TP lớn, muốn sở hữu ô tô con phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. Đồng thời, hạn chế số lượng xe bằng cách cấp hạn ngạch (quota) cho số phương tiện được phép đăng ký mới theo năm đối với từng TP, trên cơ sở tính toán phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng của TP đó.

 

TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học và quản lý TP.HCM (HASCON), nhận xét các giải pháp này nặng về tính cấm đoán hành chính và khó khả thi trong điều kiện quản lý hiện nay. Bởi, việc đề ra quota đăng ký mới xe đối với 5 TP lớn thì sẽ chẳng đem lại hiệu quả về hạn chế xe cá nhân, bởi người dân có nhu cầu sẽ “lách” bằng cách đăng ký xe ở các địa phương lân cận và đem vào hoạt động ở các TP lớn. Tương tự, việc yêu cầu người không có hộ khẩu phải sinh sống ít nhất 5 năm ở các TP lớn mới được đăng ký phương tiện cũng sẽ khiến các đô thị này phải đối mặt với làn sóng xe ngoại tỉnh tràn vào. Khi đó, vấn đề kiểm soát phương tiện còn phức tạp hơn hiện nay rất nhiều.

 

Về quy định muốn sở hữu ô tô phải chứng minh có chỗ đậu xe, ông Phúc cho rằng khó kiểm soát trên thực tế, hơn nữa có thể phát sinh tiêu cực. Bởi, với tình trạng khan hiếm chỗ đậu xe như hiện nay, nếu quy định được thông qua thì sẽ xảy ra một cuộc đổ xô đi tìm chỗ đậu xe ở các TP lớn, trong đó khó tránh khỏi tình trạng mua bán những chỗ đậu xe ảo mà các cơ quan chức năng cũng chẳng thể nào kiểm soát.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Việt Nam, cũng cho rằng nên bỏ quy định chứng minh được chỗ đỗ mới được đăng ký ô tô con, vì dễ biến thành hợp đồng ảo, vừa không hiệu quả, vừa gây phiền hà cho người dân. Đặc biệt, theo ông Hùng, quy định những người không có hộ khẩu tại 5 thành phố lớn phải sinh sống 5 năm trở lên mới được đăng ký xe sẽ “vi hiến”, vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

 

Nặng nề thuế, phí

 

Đề án của Bộ GTVT tiếp tục nhắm đến việc tăng cường các loại thuế, phí, phí hạn chế phương tiện cá nhân, phí lưu thông giờ cao điểm… nhằm tác động vào kinh tế của người sử dụng phương tiện.

 

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC), cho rằng thực tế vấn đề gia tăng phương tiện cá nhân ở VN hiện nay hoàn toàn không phải do các loại thuế, phí còn thấp. Mà ngược lại, muốn sở hữu một chiếc ô tô, người dân đã phải gánh quá nhiều loại thuế, phí (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, phí trước bạ, phí xăng dầu, lệ phí đăng kiểm, phí bảo hiểm, phí bến bãi, phí đường bộ; và sắp tới đây là phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế xe cá nhân, phí lưu thông giờ cao điểm). Điều này khiến một chiếc xe ở VN đắt đỏ gấp 2 - 3 lần các nước và người dân vẫn cắn răng mua vì nhu cầu lưu thông. Do đó, nếu tăng thuế, phí thì chỉ đạt được mục đích tăng thu chứ không khả thi ở khía cạnh hạn chế xe cá nhân.

 

Loay hoay hạn chế xe cá nhân
Không thể hạn chế xe cá nhân bằng giải pháp cấm đoán và thu phí - Ảnh: D.Đ.Minh

 

“Các cơ quan chức năng cần đánh giá một cách bài bản thực trạng giao thông và nguyên nhân kẹt xe hiện nay. Bao nhiêu phần trăm kẹt xe là do xe cá nhân, giảm phương tiện cá nhân đến mức nào thì sẽ giảm ùn tắc... Trên cơ sở đó mới đề ra các giải pháp đi kèm. Cần lưu ý, việc thu phí chỉ là một trong những giải pháp hạn chế xe cá nhân, quan trọng hơn là phát triển xe công cộng để thu hút người tham gia giao thông”, tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên nói.

 

Theo lộ trình của đề án, ngoài các giải pháp về hạ tầng và vận tải hành khách công cộng, Hà Nội và TP.HCM sẽ phải sớm triển khai đề án thu “phí vào trung tâm thành phố” và “phí vào trung tâm thành phố giờ cao điểm”. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, với mục tiêu hạn chế ùn tắc, chỉ cần phí vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là đủ, không nên hạn chế quyền đi lại của người dân vào trung tâm thành phố. Mặt khác, việc thu phí giờ cao điểm cũng rất phức tạp, phải giải quyết nhiều vấn đề như thu phí thế nào, người dân có nhà trong trung tâm có phải nộp phí không…? Việc thu phí sẽ phải dựa trên các trạm thu phí thông minh, nhưng vốn đầu tư rất lớn, trong khi khả năng thu tiền không được nhiều (vì đúng mục tiêu là không khuyến khích người dân vào trung tâm giờ cao điểm), nên nhà nước sẽ phải dùng tiền ngân sách để bù.

 

Hà Nội kiến nghị bỏ hàng loạt quy định về hạn chế xe cá nhân

 

Sở GTVT Hà Nội vừa kiến nghị Bộ GTVT bỏ hàng loạt quy định được nêu trong dự thảo đề án “Hạn chế phương tiện xe cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn”. Cụ thể, bỏ quy định người không có hộ khẩu tại các TP lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở lên mới được đăng ký xe; phải chứng minh được có chỗ đỗ xe mới đủ điều kiện để sở hữu ô tô con; thực hiện việc đăng kiểm để loại bỏ những xe máy cũ không đạt chuẩn. Sở GTVT Hà Nội cho rằng đây là những quy định rất khó thực hiện, đã làm nhưng không thành công hoặc dễ gây ảnh hưởng không nhỏ đến an sinh xã hội. Ngoài ra, việc thu phí vào trung tâm thành phố và phí vào trung tâm trung tâm thành phố trong giờ cao điểm cũng cần được xem xét kỹ lưỡng vì đây là hai loại phí không được nêu trong Pháp lệnh Phí và lệ phí.

 

Trên thực tế, UBND TP.Hà Nội từng quy định người dân phải chứng minh có nơi đỗ xe khi đăng ký xe ô tô. Sau khi áp dụng, nhiều người dân đã phải khổ sở “chạy” giấy chứng nhận điểm đỗ xe, ký “hợp đồng giả” với các điểm trông giữ xe, nảy sinh hàng loạt tiêu cực. Bởi vậy, quy định này đã bị bãi bỏ. Việc đề án tiếp tục đề xuất lặp lại quy định này khiến nhiều người lo ngại những tiêu cực xung quanh chuyện “chạy” giấy chứng nhận rất có thể tái xuất.

Thái Uyên

 

Phương Thanh - Mai Hà

  Theo docbao.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623000

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850315