21:15 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lồng ghép vốn tự nhiên vào chính sách quốc gia về môi trường

Thứ ba - 09/04/2013 09:10
Vốn tự nhiên là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm(1). Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng thiếu bền vững cùng những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ tài nguyên khiến ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm, tài nguyên suy kiệt, chất lượng môi trường sống xuống cấp(2).

 

 Tăng trưởng xanh đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững (Ảnh: Báo Hải quan)

Tăng trưởng xanh đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững (Ảnh: Báo Hải quan)

Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực nêu trên, một số quốc gia đã đề xuất, hưởng ứng và thực hiện tương đối hiệu quả định hướng lồng ghép vốn tự nhiên vào quá trình ra quyết định liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Theo hướng này, tài nguyên thiên nhiên được coi là một phần cơ sở hạ tầng kinh tế và là nền tảng để đạt được các mục tiêu mong muốn về phát triển và tăng trưởng xanh chứ không thuần túy bị xem là đối tượng chịu tác động, là mục tiêu khai thác.

Đây cũng chính là tinh thần được thể hiện trong dự thảo Đề án chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Dự thảo do Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, dự kiến được trình bày tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 7 khóa XI (dự kiến họp tháng 5/2013) trước khi cho ý kiến vào đầu tháng 7/2013.

Ngày 9/4, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu về nội dung Đề án cũng như lộ trình thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Điểm đặc biệt trong dự thảo là từ quan điểm, mục tiêu đến nhiệm vụ Đề án đều thể hiện yếu tố lồng ghép vốn tự nhiên.

Đơn cử, về quan điểm, Đề án xác định rõ “tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước, song có hạn, phải được đánh giá đầy đủ, định giá, hạch toán trong nền kinh tế…”.

Về mục tiêu, dự thảo Đề án nêu rõ: “Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hiệu quả, bền vững…”“đánh giá cơ bản tiềm năng các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền; đạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển”“chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%”

Nhằm đạt được các mục tiêu tổng quát và cụ thể, dự thảo đề xuất các giải pháp như tăng cường quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế…


1: Trích bài trình “Lồng ghép vốn tự nhiên vào chính sách quốc gia: Đo lường, định giá và lồng ghép” của TS. Louise Gallagher, Cố vấn kỹ thuật về kinh tế xanh, WWF-Greater Mekong tại Hội thảo ngày 9/4 do ISPONRE phối hợp tổ chức.

2. Trích báo cáo tóm tắt Đề án Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; nguồn: Website Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 
 
Theo Thanh Huyền/Diễn đàn Đầu tư, 09/04/2013
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tài nguyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176361

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72859070