17:09 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành chăn nuôi: Tín hiệu khả quan

Thứ ba - 05/02/2013 02:42
Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ những tín hiệu vui của ngành chăn nuôi năm 2013.

 
 
Ông Nguyễn Xuân Dương
 
- PV: Thưa ông, được biết năm 2012 ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cán đích an toàn và tăng trưởng 5% so với năm 2011. Đâu là nguyên nhân của thành công này?
 
- Phó Cục trưởng Nguyễn Xuân Dương: Chưa có năm nào ngành chăn nuôi lại gặp khó khăn như năm 2012. Đầu năm, người chăn nuôi sử dụng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi lợn đã khiến người tiêu dùng quay lưng lại với thịt lợn. Sau khi kiểm soát được chất cấm, sản phẩm chăn nuôi tăng, nhưng giá cả không tăng. Bên cạnh đó, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm thải loại giá rẻ tràn vào làm cho thị trường càng khó khăn hơn. Từ khi Chính phủ và Bộ NN-PTNT vào cuộc kiểm soát vấn đề nhập lậu gia súc, gia cầm và không cho tạm nhập tái xuất mặt hàng này thì thị trường thực phẩm chăn nuôi trong nước mới khởi sắc lại. Tại miền Bắc, giá gà lông trắng tăng từ 42.000 đồng/kg lên 44.000 đồng/kg. Tại miền Nam từ 48.000 – 50.000 đồng/kg… Giá này người chăn nuôi có lãi và người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Điều dễ nhận thấy là tại hầu hết các chợ đều không còn gà đầu trọc Trung Quốc bày bán công khai nữa. 
 
- Trong năm 2013 ngành chăn nuôi có những  kế hoạch gì, thưa ông?
 
- Năm 2013 dự báo ngành chăn nuôi tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ của ta chiếm tỷ trọng cao (60-65%). Theo thống kê, năm 2011 còn 14,9 triệu hộ nuôi lợn, 7,9 triệu hộ nuôi gà. Các công ty chăn nuôi trong nước tính chuyên nghiệp và trình độ quản lý thiếu nên không thể cạnh tranh với các tập đoàn của nước ngoài vì họ giàu vốn, giỏi về trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật… Một thực tế là tín dụng cho chăn nuôi và khả năng tiếp cận nguồn tín dụng này của các hộ cũng như các DN thấp. Quỹ đất dành cho chăn nuôi trang trại còn hạn hẹp.   
 
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức thì năm 2013 vẫn có thể khẳng định là có tín hiệu tốt cho ngành chăn nuôi. Về tiềm năng thị trường: các sản phẩm chăn nuôi đang tăng trưởng tốt (khoảng 5 - 7% GDP). Vốn đầu tư FDI và của DN tư nhân trong nước đổ vào lĩnh vực chăn nuôi khá mạnh. Các hộ dân vẫn duy trì chăn nuôi nông hộ để tăng thêm thu nhập. Về nguồn cung-cầu: Chính phủ kiểm soát tốt nguồn thực phẩm nhập khẩu do vậy nguồn cung trong nước là chủ yếu. Theo dự báo, sức mua năm 2013 sẽ khả dĩ hơn. Qua tình trạng gà thải nhập lậu giá rẻ vào Việt Nam năm 2012 đã khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn và lựa chọn kỹ hơn trước khi mua nguồn thực phẩm cho gia đình mình.
 
Để đảm bảo được nguồn cung cho năm 2013, Cục Chăn nuôi sẽ có một số giải pháp quyết liệt hơn như kiểm soát chặt tình trạng nhập lậu tái xuất. Đề nghị Chính phủ tiếp tục duy trì gói tín dụng 1149 cho người chăn nuôi, các DN tiếp cận với lãi suất dưới 11%. Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo mô hình hợp tác xã. Tăng cường kiểm soát chất lượng, vật tư, giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, Cục sẽ quy hoạch chăn nuôi, tái cơ cấu theo hướng tăng nuôi nhiều gia cầm hơn đảm bảo nguồn vốn quay vòng nhanh. Đồng thời tái cơ cấu vùng miền, vùng nuôi sẽ chuyển về duyên hải và trung du.  
 
-  Các DN nước ngoài ở Việt Nam rất thành công trong việc đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Vậy theo ông bài toán đối với ngành chăn nuôi trong nước là gì để cạnh tranh được ngay trên "sân nhà”?  
 
- Thị trường chăn nuôi ngày càng phát triển, nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam đưa KHKT vào chăn nuôi nên họ "áp đảo” ngành chăn nuôi trong nước. Thực tế hiện nay chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm 60-65%, khu vực này đang "đói” về kỹ thuật. Những hộ này chủ yếu chăn nuôi bằng kinh nghiệm nên năng suất không cao và khi có dịch bệnh xảy ra thì gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Bên cạnh đó, các DN của ta còn nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi. Để thành công trong chăn nuôi, chúng ta phải trang bị cho các nông hộ kiến thức về KHKT như chọn giống, cách phòng chống dịch bệnh, mô hình quản lý kinh tế như thế nào…? Về áp dụng KHKT thì rất cần các viện nghiên cứu, các trường đại học chuyên ngành có những nghiên cứu cụ thể, giúp các nông hộ và các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình quản lý, làm chủ được kỹ thuật trong chăn nuôi.
Minh Trang (thực hiện)
Nguồn:ddk.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 445957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73492928