Hàng năm, Việt Nam vẫn phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu ngô hạt phục vụ nhu cầu chế biến TĂCN. Đó chính là mâu thuẫn nội tại của ngành trồng trọt; trong khi xuất khẩu gạo lớn, ngô lại phải nhập hơn 50% về giá trị so với gạo xuất.
Theo các chuyên gia, việc phụ thuộc nguồn TĂCN nhập khẩu khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, giá trị của ngành không cao. Trong 5 năm gần đây, giá TĂCN tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển của ngành cũng như người chăn nuôi trong nước vì giá trị gia tăng thấp. Cùng đó, giá thức ăn ngày một tăng, chăn nuôi không lãi nhiều nhưng đây vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân. Do vậy, nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi khá lớn. Song vấn đề đáng lo ngại là chất lượng không đi kèm giá cả, và công tác quản lý TĂCN lỏng lẻo, chất lượng chưa bảo đảm.
Hiện công tác quản lý TĂCN ở cơ sở dường như bị bỏ ngỏ, chính quyền địa phương kiểm tra chỉ dựa vào cảm quan, chưa thường xuyên lấy mẫu để phân tích chất lượng, nên vẫn tạo kẽ hở cho cửa hàng kinh doanh TĂCN nhỏ lẻ trà trộn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán cho nông dân với giá rẻ để thu lợi nhuận. Ngoài ra, cơ quan chức năng chưa nắm rõ được sản lượng sản xuất TĂCN hằng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mà chỉ ước lượng dựa trên năng lực của các nhà máy đã đăng ký số lượng với cơ quan quản lý nhà nước.
Để đảm bảo phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng: Các cơ quan chức năng phải tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn và công bố của đơn vị sản xuất để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm các cơ sở sai phạm theo quy định của pháp luật. Cần có các biện pháp quản lý ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là các chất phụ gia. Cùng với đó, ngành chức năng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh TĂCN và người dân nâng cao ý thức, kiên quyết nói không với chất cấm…
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn