08:14 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người chăn nuôi Nam Định sợ… tái đàn

Thứ ba - 16/04/2013 06:18
Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong năm 2012 song do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và suy thoái kinh tế, giá bán sản phẩm chăn nuôi giảm, trong khi giá các loại thức ăn tăng nên bước sang năm 2013, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nam Định bỏ trống chuồng, không dám tái đàn vì sợ lỗ.

Theo thống kê, năm 2012, tổng đàn lợn của Nam Định đạt 743.470 con, sản lượng thịt hơi 121.476 tấn, tăng 5,6% so với năm 2011; gia cầm đạt 6.759.630 con, sản lượng 14.342 tấn, giảm 1%. Đàn trâu, bò cũng tiếp tục giảm do diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, đàn trâu chỉ còn 6.521 con, giảm 0,7%; đàn bò 35.667 con, giảm 3,6%. 

Tuy vậy, ngành chăn nuôi Nam Định đang có bước chuyển mình mạnh mẽ từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi hàng hóa với nhiều trang trại vừa và nhỏ, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm. Năm 2012, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 4.974,6 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2011.

Đến tháng 10/2012, toàn tỉnh Nam Định có 116 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tăng 43 trang trại so với năm 2011, trong đó có 34 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận. Các trang trại này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn cũng như chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt là năm 2012, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho 1 trang trại gà đẻ trứng và 1 trang trại lợn thịt. 

Tuy nhiên, từ đầu tháng 3/2013 trở lại đây, ngành chăn nuôi tỉnh Nam Định đang chững lại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và tác động của khủng hoảng kinh tế. Ngày 20/3/2013, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Yên Phú (huyện Ý Yên); ngày 27/3/2013, dịch lợn tai xanh xảy ra tại xóm 5, xã Xuân Châu (huyện Xuân Trường) và xóm 7, xã Trực Thắng (huyện Trực Ninh), khiến người chăn nuôi bị thiệt hại không nhỏ. 

Ông Nguyễn Văn Toán, chủ trang trại nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP ở Xuân Thượng (huyện Xuân Trường) cho biết: “Như bình thường thì năm nào trang trại cũng tái đàn, thậm chí không đủ lợn xuất cho bạn hàng, song với hoàn cảnh hiện nay, ngành chăn nuôi cũng bị “đông cứng”, không có nguồn thu, lợn không bán được, trong khi vẫn phải cho ăn hàng ngày nên nếu đầu tư là cầm chắc lỗ, chả ai dám tái đàn nữa”.

Để kịp thời dập tắt các ổ dịch, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tránh để dịch lây lan ra diện rộng.

Hoàng Kim
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 49802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 104338

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60426295