04:40 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nuôi gia cầm kêu cứu

Thứ hai - 20/05/2013 04:11
* Nuôi gà lông trắng đang thua lỗ 1 nửa! Giá gà công nghiệp, gà lông màu, giá vịt đều đã giảm quá sâu dưới giá thành, mà việc tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Những người nuôi gia cầm ở các tỉnh Đông Nam bộ (ĐNB) đã đồng loạt kêu cứu về tình trạng này.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Bình Phước, cho biết, dân nuôi gà Bình Phước đang đứng ngồi không yên vì giá gà thương phẩm đang giảm mạnh và đều đã ở dưới mức giá thành. Giá gà lông màu ở đây hiện chỉ còn 30.000 đ/kg, giá gà công nghiệp (gà lông trắng) chỉ còn 17.500 đ/kg. Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm ĐNB, cho hay, người nuôi gà lông trắng và lông màu đều đang lỗ nặng.

Với giá gà lông trắng chỉ còn 15.000 đ/kg, người nuôi gà đang bị thua lỗ tới 1 nửa vì giá thành loại gà này hiện khoảng 30.000 đ/kg. Còn với gà lông màu, khi giá bán chỉ còn 30.000 đ/kg, nông dân lỗ 14.000 đ/kg. Ông Âu Thanh Long, chủ một trang trại gia cầm lớn ở Đồng Nai, cho hay, không chỉ gà lông trắng và gà lông màu, cả giá vịt hiện cũng đã giảm sâu so với giá thành. Giá vịt do các trang trại bán ra chỉ còn 33.000 đ/kg trong khi giá thành tới gần 40.000 đ/kg. Ông Long than: “Từ giữa tháng 4 đến nay, người nuôi gia cầm đang ở vào tình trạng lỗ nặng đến mức mất kiểm soát”.


Giá gà ở ĐNB đã giảm quá sâu dưới giá thành

Nhưng cái đau nhất với người nuôi gà ở ĐNB hiện nay là dù giá gà đã giảm mạnh, các trang trại vẫn rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Hùng, dù chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 chỉ mới xuất hiện tại Trung Quốc, cũng đã khiến người tiêu dùng ngại ngần sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến sức tiêu thụ gà, vịt, trứng gia cầm chậm hẳn lại. Ông Bình cho biết nhiều trường học, bếp ăn công nghiệp đã ngưng sử dụng gia cầm để làm thực phẩm. Sắp tới, khi các trường học bước vào kỳ nghỉ hè, việc tiêu thụ gia cầm sẽ còn bế tắc hơn nữa. Vì thế, nếu như trước đây khi nuôi gà đạt 2,5 kg/con, các chủ trại đã tiến hành xuất bán, còn giờ đây, trong nhiều trại gà đang có rất nhiều gà “quá lứa lỡ thì” cỡ 3 - 4 kg/con vì không bán được.

Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi lại đang có nguy cơ nhích lên. Ông Phạm Đức Bình cho biết do nhiều tàu chở bã đậu nành từ Nam Mỹ gặp trục trặc, sẽ về Việt Nam chậm, nên giá bã đậu nành đã vừa từ 13.000 đ/kg tăng lên 14.000 đ/kg. Mọi năm, giá cám gạo chỉ trên 5.000 đ/kg, bây giờ đang ở mức 6.400 - 6.500 đ/kg. Mà ở nước ta, xưa nay vẫn tồn tại một cái lệ xấu là hễ giá nguyên liệu tăng, giá thức ăn sẽ tăng, nhưng khi giá nguyên liệu giảm, giá thức ăn lại không chịu giảm. Vì thế, sắp tới khó khăn sẽ càng chất chồng thêm lên đầu người chăn nuôi gà, nhất là khi nghề nuôi gà quy mô trang trại vẫn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào cám của các nhà máy. Hiện mới chỉ có một số trang trại tìm được cách tự trộn thức ăn cho gà, đảm bảo được hiệu quả chăn nuôi, nhưng số này có khá ít.

Vốn liếng cũng là nỗi khổ của các chủ trại gia cầm ĐNB. Dù lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều, nhưng với tuyệt đại đa số các chủ trại gà vịt, nó cũng chỉ như cái bánh vẽ mà thôi. Do nợ cũ vẫn còn nên họ không thể vay vốn mới nhằm hưởng mức lãi suất hiện tại. Ông Bình nói: “Lãi đã giảm về 10% rồi đấy, nhưng ai vay được? Trang trại thì đã thế chấp hết cho những khoản vay cũ rồi”.

Đầu vào đang nhấp nhổm tăng lên, đầu ra lại bế tắc, giá thì giảm sâu dưới giá thành, vốn liếng cạn kiệt, nhìn chung người chăn nuôi gia cầm ở ĐNB đang lâm vào nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. Nhiều trang trại đã phải tạm thời “treo” chuồng. Những trại còn tiếp tục nuôi đều đang trong tình cảnh lỡ “phóng lao” thì phải “theo lao”, giống như đánh bạc mà phần thua nắm chắc hơn phần thắng. Ông Bình ngao ngán: “Những trang trại đang còn tiếp tục nuôi gà, chỉ còn biết hy vọng, hy vọng và hy vọng mà thôi”.

Mong mỏi nhất hiện nay của người nuôi gia cầm ĐNB là tháo gỡ đầu ra cho con gà, con vịt. Bởi nếu đầu ra vẫn cứ tiếp tục bế tắc như hiện nay, thì có được vay vốn không lãi, người chăn nuôi cũng sẽ tiếp tục thất bại. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, khi thông tin về dịch CGC, cũng cần phải có những thông tin trấn an, hướng dẫn người tiêu dùng tiếp tục đặt niềm tin vào những sản phẩm gia cầm an toàn, được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy, mới giúp cho người tiêu dùng không từ chối thịt gà, thịt vịt trong thời điểm đang có dịch CGC, qua đó giải quyết được đầu ra cho những trang trại đầu tư chăn nuôi bài bản, an toàn.

Còn theo ông Phạm Đức Bình, người chăn nuôi gia cầm không nên cứ ngồi trông chờ vào sự giải cứu của Nhà nước nữa mà nên nỗ lực, chủ động tìm cách tự cứu mình. Bởi đến năm 2015, khi tiến hành bỏ thuế quan theo FTA, các sản phẩm gia cầm ở các nước ASEAN sẽ dễ dàng tràn vào Việt Nam. Khi ấy, tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa.

Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 32732

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 210987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60532944