01:36 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người tiêu dùng luôn chịu thiệt

Thứ ba - 28/08/2012 22:23
Quá nhiều điều cho thấy, trong suốt 1 năm qua quyền lợi của người tiêu dùng luôn đứng ở vị trí áp út. Cụ thể, vào ngày 10-10-2011, giá xăng thế giới giảm thì Bộ Tài chính chỉ quyết định giảm giá dầu chứ không giảm giá xăng. Tháng 11-2011, giá xăng dầu thế giới tiếp tục đi xuống thì Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng, giữ nguyên giá bán. Và suốt từ tháng 3-2012 đến nay, giá xăng liên tục được điều chỉnh, có lần còn tăng mạnh đến 2.100 đồng/l; rồi tần suất tăng giá cũng liên tục ngắn với biên độ trung bình 10 ngày/lần.
 
 
Giá xăng tăng cao, tăng liên tục nhưng
vẫn chưa thấy cơ quan quản lý có động tĩnh gì
Ảnh: HOÀNG LONG
 
Tháng 9 năm ngoái, vấn đề minh bạch giá xăng dầu đã được đưa ra với lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: vì lợi ích kinh tế và vì 80 triệu người tiêu dùng chứ không chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp (DN) xăng dầu nào cả. Trong suốt 1 năm ấy, những ưu tiên vì lợi ích của người tiêu dùng vẫn chưa thấy khi giá vẫn đều đặn 10 ngày tăng 1 lần, thuế phí xăng dầu gánh nhưng người dân chi trả…
 
Từ kiểm soát đến thả nổi
 
Trong suốt 1 năm qua, nỗ lực bắt các DN kinh doanh xăng dầu phải báo cáo hạch toán lỗ lãi từng mặt hàng chứ không thể công bố lỗ "một cục”; sẽ cố gắng không tăng giá xăng dầu mà sẽ sử dụng hết các giải pháp, kể cả việc Nhà nước bù lỗ cho DN trên cơ sở minh bạch… dường như không được tiến hành. Duy chỉ có một điều: chưa thể để DN tự định giá xăng dầu được, bởi giá cả thế giới còn diễn biến phức tạp và bất ổn kinh tế trong nước thì lại được triển khai ngược, vội vàng thả nổi giá cho doanh nghiệp.
 
Quá nhiều điều cho thấy, trong suốt 1 năm qua quyền lợi của người tiêu dùng luôn đứng ở vị trí áp út. Cụ thể, vào ngày 10-10-2011, giá xăng thế giới giảm thì Bộ Tài chính chỉ quyết định giảm giá dầu chứ không giảm giá xăng. Tháng 11-2011, giá xăng dầu thế giới tiếp tục đi xuống thì Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng, giữ nguyên giá bán. Và suốt từ tháng 3-2012 đến nay, giá xăng liên tục được điều chỉnh, có lần còn tăng mạnh đến 2.100 đồng/l; rồi tần suất tăng giá cũng liên tục ngắn với biên độ trung bình 10 ngày/lần.
 
Cái mới nhất của thị trường xăng dầu có lẽ là sự công khai tung hoành "găm hàng”. Bảng hiệu "cúp điện, hết hàng” hay tinh vi hơn là bán hàng chậm được diễn ra từ thủ đô Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng chẳng xử phạt kịp. Rõ ràng thị trường đang bộc lộ bất cập khi để DN tự định giá trong bối cảnh hoàn toàn chưa có thị trường cạnh tranh? Mặt hàng chiến lược, "đầu vào” của hầu hết các ngành sản xuất lại đang đứng trước áp lực giá mới. Hai doanh nghiệp Dầu khí Đồng Tháp và Sài gòn Petro vừa gửi đơn kêu lỗ 1.200 đồng/l xăng.
 
Thêm vào đó, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex bổ sung thông tin: Chiều đi lên của thị trường thế giới tất yếu đã đẩy giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu ngày càng cách xa giá bán lẻ. Nỗ lực 3 lần liêp tiếp tăng giá không đủ co kéo lại bối cảnh giá thế giới tăng. Petrolimex đang theo dõi tình hình.
 
Điều đáng nói là nền kinh tế đang trong giai đoạn kiềm chế lạm phát, giải cứu cộng đồng doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lại nỗ lực muốn tăng giá. Phải chăng đời sống của người dân, lời của bộ trưởng hứa, và những khó khăn của DN không bằng chuyện lỗ của ngành xăng dầu.
 
 
Mặt hàng chiến lược, "đầu vào” của hầu hết các ngành sản xuất
lại đang đứng trước áp lực giá mới - Ảnh: HOÀNG LONG
Nên khống chế giá trần
 
Câu hỏi tại sao giá xăng cao thế, tăng nhiều thế mà cơ quan quản lý vẫn không có động tĩnh gì ngoài lời thừa nhận: sẽ xem xét các mức kiến nghị của doanh nghiệp.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nói, nhiều chính sách đang bị doanh nghiệp lợi dụng, nên có sự khống chế giá sàn và giá trần đối với mặt hàng xăng dầu. Giá sàn chuẩn sẽ là mức giá bán tối thiểu để doanh nghiệp kinh doanh không thể bị lỗ khiến ngân sách nhà nước (NSNN) phải bù như bấy lâu nay. Giá trần chuẩn = giá sàn + phần mềm, gồm: Các khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh điện và xăng dầu, cũng như các nghĩa vụ tài chính đối với NSNN và các khoản thu khác cho Nhà nước (như thuế, phí, và các khoản thu đặc biệt khác cho NSNN), do Nhà nước quy định và linh hoạt điều chỉnh cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể, và buộc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt… Nếu đưa ra giá trần thì doanh nghiệp hạn chế được các lần chia nhỏ để tăng giá xăng. Các nhà quản lý cũng sẽ phải linh loạt chính sách về thuế và phí để phù hợp với tình hình.
 
Tuy nhiên, điều mà người dân đang thấy là Nhà nước đang ưu tiên nguồn thu ngân sách trong điều hành giá xăng dầu hiện nay thay vì chú ý đến người tiêu dùng. Trong cơ cấu giá, mỗi một lít xăng dầu người dân phải nộp tới 20-32% các loại thuế, phí, tương ứng từ 6.000 - 7.000 đồng/lít bao gồm: thuế nhập khẩu (12%) thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, quỹ bình ổn giá, chi phí kinh doanh định mức... Theo tính toán của các chuyên gia nếu giảm thuế nhập khẩu xăng (12%) xuống 5 - 7%, tương đương có thể giảm xấp xỉ 750 - 1.000 đồng/lít.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển nói, đối với mặt hàng xăng cần phải định giá là để khống chế mức lợi nhuận của đơn vị sản xuất, cung cấp hàng hóa chống hiện tượng doanh nghiệp mặc sức lợi nhuận độc quyền.
Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) Lê Quốc Phương: Xăng dầu là mặt hàng đầu vào. Nếu giá xăng liên tục tăng thêm sẽ khởi động một vòng xoáy lạm phát đan xen phức tạp. Mức ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu đến lạm phát thực tế sẽ luôn lớn vượt hơn bất cứ sự tính toán cứng nhắc và dự báo có tính chất an ủi nào.
Thúy Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giá xăng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 30013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 293576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73340547