22:39 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều bất lợi bủa vây vùng tôm

Thứ hai - 26/05/2014 03:25
Tính đến nay, hầu hết các tỉnh nuôi tôm trọng điểm tại ĐBSCL đã thả nuôi tôm nước lợ được khoảng 50% kế hoạch năm. Tuy nhiên, nhiều yếu tố bất lợi đang bủa vây vùng tôm khiến tôm chết hàng loạt; chưa kể giá tôm vẫn tiếp tục xu hướng giảm.

Thời tiết bất lợi

Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng, đến ngày 9/5 toàn tỉnh đã thả được 21.279,2 ha/6.582,3 triệu giống (trong đó: tôm thẻ chân trắng 15.125,8 ha; tôm sú 6.153,4 ha); đạt 47,3% kế hoạch; tăng 1,8 lần so cùng kỳ năm 2013; tập trung chủ yếu ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Thạnh Trị và thành phố Sóc Trăng. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, đặc biệt là đợt nắng nóng gần đây khiến 4.850,2 ha tôm nuôi bị chết, chiếm khoảng 23%.

Tại Bạc Liêu, ông Lê Quý Thủy, Trưởng phòng Kế hoạch Sở NN&PTNT cho biết, toàn tỉnh hiện thả nuôi 107.174 ha, nhưng diện tích thiệt hại đến 4.824 ha; trong đó, mức thiệt hại 30 - 70% trên 3.849 ha, thiệt hại trên 70% trên 975 ha, chủ yếu tôm nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Trước tình hình này, chính quyền cùng người dân đã tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục, đến nay đã thả nuôi bổ sung 1.567 ha.

Nguyên nhân tôm chết được nhận định là do ĐBSCL đang trong đợt cao điểm nắng nóng của mùa khô, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn, môi trường vùng nuôi ô nhiễm…

Thời tiết nắng nóng gây bất lợi cho tôm nuôi - Ảnh: PTC

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho biết, thời gian gần đây, nắng nóng khiến tôm chết hàng loạt. Để hạn chế thiệt hại, bà con cần thực hiện các giải pháp cần thiết như: thả mật độ thưa, nâng cao nước ao nuôi, tăng hàm lượng ôxy đáy... Cùng đó, cần xử lý tốt môi trường vùng nuôi đã nhiễm bệnh; tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ của từng địa phương; kiểm tra chất lượng con giống và chỉ nên thả tôm giống theo các chỉ tiêu môi trường ao nuôi.

 

Giá giảm, điện chập chờn

Một bất lợi nữa của người nuôi tôm ĐBSCL hiện nay là về giá. Tôm thẻ chân trắng loại 40 - 50 con/kg hiện ở mức 180.000 đồng/kg, giảm hơn 40.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 khiến người dân không khỏi lo lắng. Ông Quách Văn Sển, hộ nuôi tôm tại Sóc Trăng thả nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng hơn 70 ngày tuổi, mừng vì sắp được thu hoạch và quá trình nuôi suôn  sẻ, nhưng lại kém vui trước tình trạng tôm xuống giá. Bởi với giá hiện tại và lãi suất vay vốn bên ngoài 5%/tháng thì lợi nhuận rất thấp.

Giá tôm giảm đang là bất lợi chung cho người nuôi. Mức giảm giá hiện nay tuy hạch toán chưa lỗ nhưng lợi nhuận rất thấp, với những trường hợp phải thả nuôi lại thì gần như không hiệu quả. Để giải bài toán về giá này, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh khuyến cáo không thả nuôi ồ ạt, thả rải vụ.

Không chỉ vậy, người nuôi tôm tại một số tỉnh, thành còn đối diện với việc thiếu nguồn điện cho sản xuất. Vụ nuôi tôm năm 2014, toàn tỉnh Trà Vinh có 32.092 hộ thả nuôi gần 2,6 tỷ con tôm giống trên diện tích 34.673 ha. Trong đó, tôm sú diện tích 16.681 ha; tôm thẻ chân trắng 3.617 ha. Nhưng khó khăn, vướng mắc mà các địa phương đang phải đối mặt là nguồn điện phục vụ cho nuôi tôm thẻ chân trắng.

Để giải quyết tình trạng này, trong 2 năm gần đây (2012 - 2013) Công ty Điện lực Trà Vinh đã đầu tư 27 tỷ đồng nâng công suất 319 trạm với dung lượng 6.623 kVA, cơ bản cấp điện ổn định cho các vùng nuôi. Tuy nhiên, phát sinh trong năm 2014, các hộ nuôi tôm sú chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng, lại theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát, sử dụng điện từ nguồn điện phục vụ sinh hoạt nông thôn, từ trạm biến áp có công suất nhỏ, dẫn đến tình trạng lưới điện bị quá tải, chất lượng điện áp không đảm bảo, gây khó khăn cho ngành điện. Về giải pháp lâu dài, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT cần công bố quy hoạch phát triển của tỉnh; Những khu vực có quy hoạch đầu tư lưới điện nuôi tôm công nghiệp, thả nuôi tôm lưu ý lưới điện các khu vực nông thôn hiện hữu không đáp ứng nuôi tôm; Đồng thời, bổ sung quy hoạch lưới điện trên cơ sở quy hoạch phát triển thủy sản. Ngành điện phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp điện nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cầu Ngang.

>> Theo Cục Thú y, trong 4 tháng đầu năm, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã xảy ra tại 83 xã của 18 huyện thuộc 8 tỉnh, thành với tổng diện tích gần 1.700 ha. So cùng kỳ năm 2013, diện tích tôm bị bệnh hoại tử gan tụy đã tăng gần gấp đôi.

Trường Ca
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1288643

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74335614