12:23 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mô hình thoát nghèo ở vùng đồng bào Khmer

Chủ nhật - 23/07/2017 18:29
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer, chiếm hơn 30% số dân của tỉnh. Phần lớn người dân sinh sống ở vùng sâu, tập quán sinh hoạt và canh tác lạc hậu cho nên đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp, chương trình đầu tư phát triển vùng đồng bào Khmer. Đáng chú ý, việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả để thực hiện mô hình nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nơi đây.

 


Nhờ có hệ thống thủy lợi, người dân ấp Đại Nôn, xã Liên Tú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đầu tư trồng ớt, ngô cho lợi nhuận cao.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Bình Cang cho biết: Thực hiện Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội ở 54 xã đặc biệt khó khăn, từ năm 1999 đến nay, tỉnh đã xây dựng gần 1.280 công trình đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ… với tổng số vốn đầu tư gần 810 tỷ đồng (cả ba giai đoạn). Để hỗ trợ nâng cao đời sống người Khmer, tỉnh còn thực hiện tốt chính sách nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đang gặp khó khăn với tổng kinh phí hơn 252 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 134. Ngoài ra, còn nhiều chương trình khác như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, vốn, con giống, cây trồng, vật nuôi… cho đồng bào phát triển sản xuất. Các chương trình, dự án này đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nên những chuyển biến tích cực của tỉnh Sóc Trăng nói chung, vùng đồng bào Khmer nói riêng.

Được thụ hưởng chính sách dân tộc, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên đã có thay đổi tích cực. Chủ tịch UBND xã Lê Minh Tán cho biết: Trước đây, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, đất nhiễm phèn nặng, điện, nước không có, tỷ lệ hộ nghèo cao, giáo dục không được chú trọng. Nhờ Chương trình 135 của Chính phủ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay đường giao thông từ trung tâm xã đến tận xóm ấp đều được lót đá, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, lưu thông hàng hóa... Về phum, sóc, điện đã thắp sáng mọi nhà, trạm y tế và trường tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng khang trang, có điểm bưu điện văn hóa xã, các cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, chợ phiên tấp nập kẻ bán người mua. Hệ thống kênh mương thủy lợi được nạo vét, đào đắp mới, tạo điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng đồng đất Tham Đôn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống dưới 20% (tiêu chí mới), số còn lại đều có mức sống từ trung bình khá trở lên.

54 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu chương trình đề ra; tất cả các xã vùng đồng bào Khmer đã có trường học, trạm y tế. Đặc biệt, chương trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi hàng chục nghìn héc-ta đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò, trồng rau màu… đã giúp những hộ Khmer nghèo đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là xã Tài Văn, huyện Trần Đề phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Evergrowth chuyên nuôi bò sữa. HTX có gần 400 hộ xã viên đều là hộ nghèo, chăn nuôi hơn 4.700 con bò sữa, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày, cho thu nhập khoảng từ 40 đến 45 triệu đồng/con/năm. Chỉ sau 5 năm nuôi bò sữa, gia đình anh Lý Lai ở ấp An Hòa, xã Thạnh Thới An không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ giàu của ấp. Anh Lai phấn khởi chia sẻ: “Nhờ mô hình nuôi bò sữa mà gia đình thoát nghèo. Nhiều hộ xã viên khác cũng thoát được cảnh nghèo khổ, thậm chí nhiều hộ còn trở nên khá giàu”. Ông Liêu Anh Tuấn ở ấp Sô La, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên đang nuôi 25 con bò sữa. Với nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, ông đầu tư mua máy vắt sữa theo đúng kỹ thuật mới và chuyển 10 công đất ruộng trồng cỏ cho bò ăn. Ông Tuấn nhẩm tính : “Một con bò cho từ 15 đến 20 lít sữa/ngày, bán với giá 14.000 đồng/kg. Với đàn bò sữa này, trong một ngày trừ hết chi phí cũng còn lời gần bốn triệu đồng, tính ra một năm gia đình tôi thu nhập hơn một tỷ đồng”.

Hiện nay mô hình nuôi bò sữa trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đang phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế ổn định. Tỉnh đang triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013 - 2020 với mục tiêu nâng tổng đàn lên 17.800 con, sản lượng sữa đạt 23 nghìn tấn/năm vào năm 2020, với tổng vốn đầu tư 286 tỷ đồng. Vài năm trở lại đây, từ mô hình nuôi bò sữa nhiều hộ Khmer ở Sóc Trăng đã trở thành tỷ phú. Thị xã Vĩnh Châu, nơi gần nửa số dân là đồng bào Khmer cũng đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả. Nơi đây tổ chức được khá nhiều HTX làm muối - nuôi Actemia, nuôi tôm sú, trồng hành tím, xá bấu… Hàng trăm hộ xã viên người Khmer ở HTX Muối - Actemia xã Vĩnh Phước mỗi năm có thu nhập gần 200 triệu đồng. Tại xã Vĩnh Tân, các xã viên HTX nuôi tôm sú cũng mang lại thu nhập từ 70 đến 80 triệu đồng/hộ/vụ. Hai xã Phú Tâm, Phú Tân, huyện Mỹ Tú có hơn 300 hộ người Khmer chuyên nghề đan lát có thu nhập từ bảy đến chín triệu đồng/người/tháng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Trí cho biết: Việc đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Triển khai các chương trình, dự án để xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho đồng bào là việc quan tâm xuyên suốt trong chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng. Trong giai đoạn 2010 - 2015, toàn tỉnh đã có hơn 30 nghìn gia đình người Khmer được công nhận và tái công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Riêng năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm xuống chỉ còn 22,97% (tiêu chí mới) và không còn hộ thiếu đói. Để giúp đồng bào Khmer thoát nghèo một cách bền vững, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành tập trung thực hiện thành công chủ trương này, nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân, góp phần vào sự ổn định, bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ĐỖ NAM/ bao nhhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367272