14:37 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những thầy giáo trên đồng ruộng

Thứ năm - 27/09/2012 20:18
Những năm gần đây, Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã làm tốt nhiệm vụ phổ biến kiến thức kỹ thuật, đồng thời khảo nghiệm thành công nhiều giống cây trồng - vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và cải thiệu đời sống nông dân.
 
Mô hình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nhuần.

Trước kia, do chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật áp dụng vào thâm canh vải thiều nên vườn vải 600 cây, rộng gần 1,5ha của gia đình ông Ngô Văn Nhuần ở thôn Hóa, xã Tân Sơn cho năng suất rất thấp. Nhưng ba năm gần đây, nhờ được cán bộ khuyến nông tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về quy trình sản xuất vải thiều VietGAP, ông Nhuần đã áp dụng hiệu quả vào vườn vải nhà mình. Theo đó, năng suất và chất lượng quả vải không ngừng được nâng lên, giá vải cũng tăng gấp ba lần so với trước. Vụ vải thiều năm 2012, gia đình ông thu hoạch được hơn 20 tấn vải, với giá bình quân 24.000 đồng/kg, trị giá gần 500 triệu đồng.

Gia đình ông Nhuần chỉ là một trong hàng nghìn hộ trồng vải ở Lục Ngạn được cán bộ khuyến nông tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về quy trình chăm sóc vải thiều VietGAP. Trong ba năm gần đây, trung bình mỗi năm, Trạm Khuyến nông đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc vải thiều VietGAP cho khoảng 8.000 hộ dân, cấp phát 10.000 bộ tài liệu về quy trình kỹ thuật này. Nhờ đó, đến năm 2012, diện tích vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở Lục Ngạn đã đạt 6.500ha (chiếm 36% tổng diện tích vải thiều của huyện). Sản lượng vải thiều năm 2012 đạt 80.000 tấn, doanh thu 1.200 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với vụ trước.

Ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân về quy trình chăm sóc vải thiều VietGAP, Trạm Khuyến nông Lục Ngạn còn khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đồng thời phổ biến để nhân ra diện rộng. Trong vụ xuân 2012, huyện đã khảo nghiệm thêm các giống lúa thuần BG6, lúa lai Hòa Gia 8, Thịnh Dụ 6, Thịnh Dụ 11… với mô hình triển khai tại các xã Hồng Giang, Thanh Hải, Trù Hựu, Giáp Sơn. Các giống lúa trên đều cho năng suất từ 2,7 – 3 tạ/sào, tăng khoảng 1 tạ/sào so với các giống lúa truyền thống. Đặc biệt là chất lượng gạo thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Bên cạnh việc khảo nghiệm và đưa các giống lúa mới vào sản xuất, đội ngũ cán bộ khuyến nông Lục Ngạn còn tích cực tập huấn kỹ thuật gieo cấy lúa theo phương pháp “ba giảm, ba tăng” cho nông dân, đồng thời phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Ông Dương Đức Phán, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lục Ngạn cho biết: Chúng tôi rất coi trọng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; giảm chi phí sản xuất. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sản xuất lúa, huyện đã khảo nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất và lựa chọn đưa vào thâm canh các bộ giống lúa cao sản, lúa chất lượng cao phù hợp với từng giai đoạn”.

Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, được sự hỗ trợ của một số công ty giống cây trồng, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với các xã xây dựng được 21 mô hình nông nghiệp áp dụng giống mới, kỹ thuật mới. Ngoài mô hình gieo cấy lúa còn có mô hình trồng ngô lai giống mới như Thịnh 10, NK 6654… áp dụng kỹ thuật trồng trên bầu để điều chỉnh tán lá, tăng khả năng quang hợp và loại bỏ những cây không đạt yêu cầu; mô hình trồng giống lạc L14, L23 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Qua thực hiện mô hình, nhiều giống mới đã được nhân dân hưởng ứng lựa chọn và nhân ra diện rộng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Trạm tích cực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc cải tạo chất lượng con giống, đưa những giống vật nuôi mới phù hợp với đặc điểm và tập quán chăn nuôi của từng vùng. Điển hình như việc thực hiện dự án phối giống đàn bò địa phương với bò lai Sind nhằm tạo ra con F1 có chất lượng thịt tốt hơn; thực hiện các biện pháp chăn nuôi lợn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Trong nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đã được nhân dân nhân rộng.

Có thể thấy, nhờ tích cực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã đưa kinh tế nông nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc, từng bước hình thành vùng chuyên canh lúa, lạc, đậu tương, bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh…; nhiều mô hình trồng bưởi Diễn, cam đường Canh có mức thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Thời gian tới, Lục Ngạn sẽ tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản.

Đức Thọ

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 182435

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60504392