02:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Niềm vui từ những khu tái định cư

Thứ hai - 24/09/2012 21:56
Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung ương và UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định đã cùng chính quyền các địa phương quy hoạch, triển khai xây dựng các khu tái định cư (KTĐC) nhằm di dời dân vùng sạt lở đến các địa điểm an toàn. Đến thời điểm này, hàng trăm hộ đã được an cư lạc nghiệp, không còn cảnh thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đến…
 
Một góc khu TĐC thôn Vĩnh Đức, xã Ân Tín (Hoài Ân).

Tăng cường đầu tư các KTĐC mới

Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có 17 dự án TĐC được xây dựng, với tổng quỹ đất ở được quy hoạch là 86ha, bố trí TĐC cho 2.108 hộ. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng tại các KTĐC đạt 78 tỉ đồng, trong đó vốn Trung ương 69 tỉ đồng, vốn địa phương 9 tỉ đồng. Bình quân mỗi gia đình đến nơi ở mới được chính quyền địa phương xét cấp 175 - 200m2 đất để xây dựng nhà ở và phát triển sản xuất. Đến nay, đã có 14/17 dự án hoàn thành việc xây dựng hạ tầng như: san lấp mặt bằng, cấp nước sinh hoạt, lưới điện, nhà mẫu giáo, đường bê- tông… thu hút 640 hộ dân (2.112 khẩu) đến sinh sống. Theo kế hoạch, trong năm nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục di dời 589 hộ tại các vùng sạt lở nguy hiểm đến các KTĐC an toàn.

Ông Hoàng Xuân Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định) cho biết: "Để tạo điều kiện cho các hộ dân di dời đến địa điểm TĐC an toàn, ngoài việc Nhà nước xét cấp đất ở miễn phí, ngành chức năng và chính quyền địa phương còn hỗ trợ di dời 10 triệu đồng/hộ, đồng thời triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân xây dựng nhà mới kiên cố, khang trang. Đặc biệt, nhằm giúp các hộ sớm ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương cũng nhanh chóng làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi tái định cư, hỗ trợ vay vốn, cấp đất sản xuất, hỗ trợ các loại cây - con giống…

Hoài Ân là một trong những địa phương thực hiện khá tốt việc xây dựng các điểm TĐC. Hơn 5 năm qua, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KTĐC thôn Vĩnh Đức (xã Ân Tín) và KTĐC Gò Sặt (xã Ân Thạnh). Đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng cho các khu A,B,C của dự án di dân TĐC thôn Vĩnh Đức (xã Ân Tín) với diện tích 10ha, tổng vốn đầu tư trên 15 tỉ đồng. Hiện, các ngành chức năng và chính quyền địa phương đang tiến hành di dời, tái định cư cho trên 200 hộ vùng sạt lở ven sông An Lão và các vùng trũng thường xuyên bị ngập lụt.

Niềm vui từ nơi ở mới

Đến nay, hơn 200 hộ dân của KTĐC thôn Vĩnh Đức (xã Ân Tín) đã có điện thắp sáng, đường giao thông bê-tông đi lại thuận lợi, hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng bài bản, nhà trẻ mẫu giáo, trụ sở thôn cũng được chính quyền quan tâm đầu tư.

Gia đình anh Lê Văn Lạc vừa đến TĐC tại khu C (thôn Vĩnh Đức). Anh cho biết: "Trước đây, gia đình sinh sống ở gần hồ chứa nước Vạn Hội, do nằm trong vùng hạ lưu nên cứ đến mùa mưa lũ là ngập úng, cuộc sống rất khó khăn. Được chính quyền địa phương xét cấp 400m2 đất ở, đất sản xuất tại KTĐC, tôi đã xây dựng nhà cửa, đưa gia đình đến nơi ở mới. Giờ thì yên tâm làm ăn rồi".

Vợ chồng anh Đào Duy Sơn và chị Trương Thị Ngọc Diệp cũng vừa hoàn chỉnh ngôi nhà cấp bốn khang trang, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Ngoài làm ruộng, anh chị còn làm trang trại nuôi 1.000 con vịt đẻ, ấp trứng bỏ mối, cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Chị Diệp cho biết: "Những ngày đầu đến định cư, vợ chồng tôi gặp nhiều khó khăn do hệ thống điện nước, đường sá chưa hoàn chỉnh. Nhưng hiện nay, cơ sở hạ tầng trong thôn được xây dựng hoàn thiện, việc trồng trọt, chăn nuôi cũng tiến triển hơn".

KTĐC Đồng Sam (Phước Thuận, Tuy Phước) có 61 hộ dân vùng lũ ven đê Đông được chính quyền địa phương xét giao đất xây dựng nhà ở. Đến nay, đã có 30 gia đình xây xong nhà cửa, 31 hộ đang gấp rút, chuẩn bị những công đoạn cuối cùng trước khi mùa mưa lũ đến. Chị Trần Thị Ngọc Lan vừa di dời đến đây cho hay: "Gia đình tôi sống ở vùng thường xuyên bị ngập lụt, thu nhập chỉ trôngvào 2,5 sào ruộng, mỗi khi mùa mưa lũ về, cả lúa thịt và lúa giống đều bị ngập trong lũ. Vì thế, khi được UBND xã Phước Thuận xét cấp đất tại KTĐC Đồng Sam, dù túng thiếu nhưng hai vợ chồng cũng cố gắng vay mượn xây căn nhà cấp 4 kiên cố rộng 80m2 để ổn định nơi ở. Bây giờ tôi không còn thấp thỏm lo âu mỗi khi mùa mưa lũ đến".

Vẫn biết di dân đến KTĐC mới là việc làm khó và cần lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân, các cấp chính quyền tỉnh Bình Định đang nỗ lực hết sức, hy vọng rằng năm nay không còn hộ nào phải lo lắng, thấp thỏm mỗi khi mưa bão về.

Phú Mỹ

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 466

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 465


Hôm nayHôm nay : 29107

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643058

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870373