13:42 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Thanh Chương “mắc màn” bảo vệ cam

Thứ năm - 13/09/2018 19:43
Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam tổn đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc “mắc màn” cho cam.

Gia đình anh Trương Xuân Dương ở xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) có 3 ha cam chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Tất cả diện tích cam đã cho quả đều được che đậy bởi những chiếc màn rộng bao trùm từ ngọn đến gốc. Theo anh Dương, thời điểm mắc màn cho cam là giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm. Khi đó nhiều loại côn trùng, sâu bọ tụ tập về vườn cam để "châm chích".

"Trước đây, khi gần đến mùa thu hoạch, sâu bọ thường chích vào làm thối cam khiến chúng tôi rất vất vả vì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, đi bắt tay cả đêm để diệt và đuổi sâu bọ. Thế nhưng, từ khi "mắc màn" cho cam thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật" - anh Dương cho biết thêm.

 
Nhiều diện tích cam ở xã Thanh Đức (Thanh Chương) được "mắc màn" để phòng tránh sự xâm hại của sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Cũng giống như gia đình anh Trương Xuân Dương, để bảo vệ hơn 1.000 gốc cam an toàn trước sự xâm hại của sâu bọ, gia đình anh Võ Văn Hoàn cũng ở xóm Sướn, xã Thanh Đức đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để "mắc màn" cho cam. Anh Hoàn cho hay: Để cam không bị thối, hỏng mà không phải dử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên gia đình tôi đã bỏ ra 70 triệu đồng để mua màn về phủ toàn bộ diện tích.

Việc phủ màn lên cam lúc đầu gây sự chú ý của nhiều người dân trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt tay, phun thuốc, thắp bóng điện, bọc quả bằng túi nilon... chứ chưa ai "mắc màn" cho cam cả.

Nhưng sau một năm thực hiện mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn. Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.

Vì vậy, anh Dương và anh Hoàn chỉ là 2 trong số nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị bảo vệ cam ở xã Thanh Đức. Bởi để phát triển vùng cam nguyên liệu của địa phương, từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, các hộ dân đều chú trọng đến việc nâng cao năng suất và sản lượng của cây cam theo hướng sạch từ khi trồng đến khi cho thu hoạch.

Nhờ được phủ bằng màn nên 100% diện tích cam đều được bảo vệ an toàn trước sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Đến thời điểm này, xã Thanh Đức có trên 100 ha cam các loại. Trong đó tất cả những hộ có diện tích cam lớn đều thực hiện mô hình "mắc màn" cho cam; bởi thực tế cho thấy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ cây cam, đời sống của người dân ổn định và khởi sắc hàng năm. 

Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nhất là khi cam có quả thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm phải sạch, với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng. Có như thế, cam Tổng đội mới mở rộng được thị trường ra khắp cả nước.

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương khẳng địnhViệc phủ màn cho cam là một giải pháp mới được áp dụng ở huyện Thanh Chương mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo các xã nằm trong vùng trồng cam và bưởi Diễn học tập và nhân rộng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1009239

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72691948