05:07 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao: Chìa khóa xóa cảnh 'sáng rau, chiều rác'

Thứ năm - 26/01/2017 07:30
Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ quyết định dành gói tín dụng lớn, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), trao đổi với NNVN, ông Đinh Minh Hiệp - Trưởng Ban quản lý Khu NNCNC TP.HCM khẳng định: “Năm 2017 chắc chắn sẽ thuận lợi hơn cho DN đầu tư vào lĩnh vực này”.

 

11-54-11_1ong-dinh-minh-hiep-truong-bql-khu-nncnc-tphcm
Ông Đinh Minh Hiệp
 

Với quyết sách của Thủ tướng về gói tín dụng ưu đãi lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cho phát triển NNCNC, theo ông, sắp tới sẽ có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này không?

Theo tôi, với quyết tâm của Chính phủ nhằm vực dậy nền nông nghiệp VN trong tương lai bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể, chắc chắn sắp tới sẽ có thêm nhiều đơn vị, DN, cá nhân tích cực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là NNCNC.

Tuy nhiên, làm NNCNC vấn đề cuối cùng vẫn là khâu thị trường quyết định nên nhà nước cần đưa vào cơ chế kinh tế thị trường, vì nếu không tổ chức tốt thì điệp khúc “trồng chặt, chặt trồng” sẽ lặp lại.

Thực sự chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ vẫn là hỗ trợ lãi vay hoặc miễn giảm thuế thu nhập DN. Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp rủi ro rất nhiều, vì phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, dịch bệnh…, thậm chí nhiều khi không thể kiểm soát nổi. Do vậy, khi ngân hàng thấy việc cho vay mang nhiều rủi ro thì sẽ rất khó được phê duyệt.

Thậm chí, có những DN muốn dùng mô hình nhà màng, nhà lưới (với giá trị đầu tư cả tỷ đồng) để thế chấp vay vốn thì vẫn bị ngân hàng xem là công trình nhà tạm không được công nhận là tài sản thế chấp. Do vậy, có nhiều dự án trong Khu NNCNC đã phải sử dụng tài sản khác mới có thể thế chấp vay vốn đầu tư.

Việc Chính phủ đưa ra gói vay ưu đãi thì cần phải phân khúc ra và đánh giá nhu cầu của DN ra sao. Từ trước đến nay không phải chưa có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nhưng lần này Thủ tướng đã nhấn mạnh rõ việc tập trung cho NNCNC và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn cho DN đang đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông đánh giá thế nào về tinh thần khởi nghiệp của các DN trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt khi nhận được sự quan tâm và các chính sách hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ?

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tính tới năm 2016, Việt Nam đã có hơn 1.500 DN khởi nghiệp và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Đánh giá về mật độ các DN khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn các quốc gia khác như Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2016 cũng được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam.

Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các DN và thế hệ trẻ Việt Nam. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển DN nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tăng số lượng DN nông nghiệp khoảng 40%; trong đó DN có đổi mới sáng tạo chiếm khoảng 20 - 30%.

NNCNC TP.HCM đã và đang phát triển trở thành đầu tàu cả nước nhiều năm qua. Trong những năm tới, các nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục nhận được những chính sách hỗ trợ gì từ chính quyền thành phố?

Bất cứ địa phương nào xem việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NNCNC trong sản xuất là phát triển nền nông nghiệp hiện đại thì phải có quyết sách mạnh mẽ về vấn đề này. Và quyết sách ở đây chính là các chính sách hỗ trợ cho NNCNC, mà nguồn vốn chính là chìa khóa đầu tiên để DN có thể phát triển, đương nhiên các DN còn cần những hỗ trợ khác nữa, nhất là quỹ đất đai.

Ngay từ năm 2010, các nhà đầu tư đã bắt đầu đăng ký vào Khu NNCNC và đến 2013 đã hết quỹ đất. Thành phố đang tiếp tục giao cho Khu NNCNC thêm 2 khu đất mới mở rộng ở Củ Chi và Cần Giờ để phát triển khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao. Cùng với việc mở rộng diện tích nói trên, DN đầu tư vào Khu NNCNC được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của TP.HCM cũng như các quy định chung của Nhà nước. Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ cho DN theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình là “dẫn dắt, lan tỏa, quảng bá cách làm NNCNC” cho bất cứ DN nào đầu tư vào lĩnh vực này.

Nhằm nâng cao và đổi mới các hoạt động đầu tư, trong năm 2017, kế hoạch cụ thể của Khu NNCNC TP.HCM sẽ là gì, thưa ông?

Trong năm 2017, chúng tôi sẽ trình cho UBND thành phố 4 đề án quan trọng, gồm:

+ Đề án liên kết giữa Khu với Vùng. Bây giờ DN không chỉ thực hiện các mô hình trong Khu mà sẽ triển khai ứng dụng công nghệ cao ngay trên đồng ruộng của nông dân.

+ Đề án liên kết giữa Khu với Khu, vì hiện nay ở các tỉnh gần như đều có Khu NNCNC, nên khi triển khai liên kết với nhau sẽ có sự lan tỏa về công nghệ phù hợp với từng địa phương.

+ Đề án về đào tạo nguồn nhân lực NNCNC, sẽ phối hợp với Hội nông dân nhằm đào tạo nông dân thành doanh nhân; nông dân thành công nhân kỹ thuật bậc cao; hỗ trợ nông dân trở thành hạt nhân trợ giảng kỹ thuật công nghệ cao.

+ Đề án về phát triển giống nấm công nghệ cao, thành phố sẽ đầu tư cho Khu hệ thống phòng thí nghiệm chuyên về bảo tồn và lai tạo giống nấm.

Chúng tôi cho rằng vấn đề trọng yếu nhất vẫn là ở khâu giống, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là vấn đề sau thu hoạch, nhằm tránh tình trạng “sáng rau, chiều rác”. Cần học tập theo mô hình canh tác của Nhật Bản, vì đất nước này đến nay đã phát triển NNCNC rất xa so với Việt Nam. Cần đầu tư hỗ trợ nhiều nhất cho khâu sản xuất giống để có bộ giống chuẩn mới cho ra sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, phải xác định điểm mấu chốt nhất vẫn là khâu thị trường sẽ quyết định sự thành công.

11-54-11_2
NNCNC sẽ được quan tâm phát triển trong những năm tới
 

Khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp vì tốc độ đô thị hóa, vậy việc đầu tư vào sản xuất NNCNC có phải là xu hướng buộc phải phát triển trong tương lai không, thưa ông?

Thực tế quỹ đất nông nghiệp ở các tỉnh vẫn còn mênh mông, nhưng để bao phủ công nghệ cao rộng khắp là vấn đề không phải đơn giản. Hơn nữa, cũng không nhất thiết phải làm như vậy, vì trên thế giới có những thị trường chưa hẳn đã cần đến sản phẩm công nghệ cao mà lại có nhu cầu về những sản phẩm canh tác theo kiểu truyền thống (hữu cơ). Do vậy, khái niệm về ứng dụng NNCNC không có nghĩa là buộc phải đưa công nghệ vào tất cả các khâu trong sản xuất. Có thể hãy duy trì việc canh tác truyền thống và không nên can thiệp quá sâu kỹ thuật của con người, mà chỉ cần đưa công nghệ kiểm soát trên từng loại sản phẩm thì đã chính là công nghệ cao.

Mặc dù việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NNCNC trong sản xuất ở nước ta có những kết quả nhất định, đã góp phần thu hút một lượng lớn những người lao động có trình độ và chất lượng cao, nhưng chừng đó là chưa thể vực dậy nền nông nghiệp với nhu cầu khẩn cấp hiện nay. Do vậy, việc tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất là con đường tất yếu và cấp bách đối với các DN hiện nay và cũng là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo Minh Sáng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 33638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 328620

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60650577