11:29 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới Bắc Sơn: “Kéo” ánh sáng, kéo dân về lại bản

Thứ hai - 05/03/2018 02:30
Từ khi đưa công trình đưa điện lưới quốc gia về, thôn Lân Hát (xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) không chỉ có ánh sáng mà còn “kéo” được những hộ dân đã di cư trở lại quê hương…

Hơn 50 hộ dân “trở lại nhà” nhờ có điện

Chúng tôi trở lại Lân Hát - thôn xa nhất của xã Bắc Sơn đúng vào dịp khánh thành công trình đưa điện lưới quốc gia (cuối năm 2017), “xóa trắng điện” cho người dân nơi đây. Không vắng lặng như những tháng trước đây, thôn Lân Hát hôm nay thật đông vui, nhộn nhịp.

 nong thon mói bác son: “keo” ánh sáng, kéo dan ve lai ban hinh anh 1

Điện lưới quốc gia đã đến với thôn Lân Hát. Ảnh: V.H

Lạng Sơn hiện chỉ còn 60/2.000 thôn, bản chưa có điện, chiếm khoảng 3%. Hiện những thôn chưa có điện đều là những thôn vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Do đó, cần sự quyết tâm cao của ngành điện, tỉnh Lạng Sơn cũng như bà con nhân dân mới có thể đạt mục tiêu 100% hộ dân được sử dụng điện vào năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ông Nguyễn Công Trưởng - 
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Lạng Sơn

Nếu chưa đến thôn Lân Hát, khó có thể tượng tượng, tại mảnh đất giàu tiềm năng này, cuộc sống lại khắc nghiệt đến vậy. Do địa hình cao hơn hẳn các thôn xung quanh, nên nguồn nước ở đây rất khan hiếm. Nếu trời nắng liên tục khoảng 15 ngày, cả thôn sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước. Điện không có, người dân không thể đào giếng, bơm nước sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu. Chính vì vậy, từ 78 hộ dân từ ngày tái lập thôn (năm 1991), hiện chỉ còn khoảng 26 hộ cố bám trụ, số còn lại đã bỏ nhà, bỏ ruộng vườn di cư ra các thôn lân cận.

Ông Dương Hữu Trầu - Bí thư Chi bộ thôn Lân Hát cho biết, dù trực thuộc xã Bắc Sơn - xã đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là An toàn khu của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng cuộc sống của người dân thôn Lân Hát vẫn rất khó khăn. Bao nhiêu năm nay, người dân vẫn chỉ làm bạn với ngọn đèn dầu, với ánh sáng của bếp lò mỗi khi trời tối.

Không điện, nguồn nước khan hiếm, dù chiếm tới 70% diện tích đất nông nghiệp toàn xã, có tiềm năng lớn về trồng cây ăn quả, nhưng thôn Lân Hát vẫn không thể phát triển kinh tế. “Chính vì vậy, việc Nhà nước, ngành điện đưa điện lưới quốc gia về thôn Lân Hát thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ước mơ tưởng chừng như quá cao sang của của người dân nơi đây giờ đã thành hiện thực. Từ khi công trình khởi công đến khi khánh thành, người dân rất phấn khởi, dõi theo tiến độ từng ngày”, ông Trầu cho biết và chia sẻ thêm: “Tôi thực sự xúc động khi chứng kiến ánh mắt vui mừng của bà con trong thôn. Sau bao năm mong mỏi, đợi chờ, đến nay, ánh sáng của điện lưới quốc gia đã đến với vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh này”.

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của ông Trầu cũng như bà con thôn Lân Hát là ánh sáng điện đã góp phần đưa hơn 50 hộ dân “trở lại nhà”. “Nhiều hộ gia đình vốn di cư ra ngoài sinh sống, nay đã trở về, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Đến nay, đã có khoảng 50 hộ quay trở về đăng kí sử dụng điện. Tôi tin rằng, trong năm 2018, những hộ dân đã rời bỏ thôn Lân Hát sẽ tiếp tục trở về. Thậm chí, trong tương lai, sẽ có nhiều hộ gia đình nơi khác cũng sẽ đến định cư, bởi Lân Hát có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế”- ông Trầu cho biết.

Anh Dương Hữu Hành - một trong những hộ dân đã rời đi nơi khác, nay quay trở về chia sẻ: “Trước đây, nước khan hiếm, điện lại không có, không thể phát triển kinh tế. Do vậy, gia đình tôi phải chuyển ra thôn Chí Yên, xã Bắc Sơn sinh sống, bỏ hoang nhà, đất ở đây. Nay điện đã về. Có điện sẽ có nước, chúng tôi quyết định trở về, vì khi có điện, việc trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ở Lân Hát sẽ thuận lợi hơn các thôn khác”.

Sức sống mới khi có điện

Năm 2017, công trình đưa điện lưới quốc gia về thôn Lân Hát là một trong những công trình tri ân khách hàng mà Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Lạng Sơn gửi tới người dân các thôn, bản vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn .

Ông Nguyễn Công Trưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Khởi công ngày 17.11.2017, công trình đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Đây là thành tích đáng tự hào với những đóng góp không nhỏ và trực tiếp của Công ty Điện lực Lạng Sơn, bởi thôn thôn Lân Hát nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại hết sức khó khăn”.

Cũng theo ông Trưởng, Lân Hát là một vùng đặc biệt, có đất mầu mỡ và có tiềm năng phát triển du lịch. Có điện, bà con sẽ tiếp cận được với thông tin, nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Từ đây, bộ mặt của thôn sẽ đổi mới, vươn lên thoát nghèo. “UBND tỉnh Lạng Sơn đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch tại Lân Hát, đặc biệt là trồng cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc”- ông Trưởng cho biết thêm.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Công Trưởng, việc kịp thời cung cấp điện lưới quốc gia cho bà con thôn Lân Hát trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất càng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Điện đối với đồng bào các dân tộc huyện Bắc Sơn nói chung, người dân thôn Lân Hát nói riêng. Lần đầu tiên, người dân nơi đây sẽ được đón năm mới dưới ánh điện lung linh, với nhiều hi vọng về một tương lai tươi sáng, một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Được biết, lãnh đạo thôn Lân Hát đang lên kế hoạch vận động nhân dân thực hiện tốt nghị quyết của Huyện ủy Bắc Sơn trong việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi mục đích sản xuất, phát triển cây ăn quả, cây dược liệu, lâm nghiệp… góp phần nâng cao đời sống của người dân, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, lãnh đạo thôn cũng từng bước tìm hiểu, khôi phục những nét văn hóa, truyền thống như dệt vải, thổ cẩm, kéo sợi bông đã bị mai một dần theo thời gian.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 16386

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16386

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063357