Năm 2012, anh Hoàng Văn Giang bỏ ra 500.000 đồng mua 1 cặp dúi của một người dân địa phương tình cờ đào được ở trong rừng. Anh mang về nuôi chỉ vì... tò mò. Vốn chỉ định nuôi chơi nhưng sau đó khoảng 1 năm cặp dúi sinh sản thành đàn, được nhiều người đến hỏi mua nên anh quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi với số lượng lớn.
Trại nuôi dúi của gia đình anh Hoàng Văn Giang có diện tích khoảng 100m2, vốn tận dụng chuồng lợn bỏ hoang. Số lượng đàn dúi hiện tại của anh Giang là hơn 100 con.
Anh Giang cho biết, nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế cao lại rất dễ chăm sóc, thậm chí trẻ con, người già cũng có thể chăn nuôi được. Tuy nhiên, người nuôi cần hiểu đặc tính, trang bị kiến thức và kỹ thuật chăm sóc loài vật này.
Dúi không phải là loài vật kén ăn nhưng do chúng là động vật hoang dã, sống ngoài tự nhiên chuyên ăn tre, nứa, củ rừng nên lúc đầu chưa thích nghi được với các loại hạt, cây trồng thông thường.
Tuy nhiên, con dúi cũng thích nghi rất nhanh, chỉ cần tập một thời gian ngắn là chúng bắt đầu ăn được các loại cây, củ, quả do anh Giang trồng được. Những cây, củ quả này rất giàu chất dinh dưỡng như là ngô, khoai, bí đỏ, cỏ voi, mía cây… Mỗi ngày người nuôi cho dúi ăn 1 lần, nên cân đối nguồn thức ăn để dúi không bị đi ngoài và chóng tăng trọng lượng.
Anh Giang cho hay, thịt dúi thơm ngon, tính lành và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi với Danviet, anh Giang cho biết, chuồng nuôi dúi có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ, bảo đảm kín đáo, không mưa dột, gió lùa. Mỗi ô chuồng cho dúi sinh sản bình quân chỉ rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m, xây tường cao 70 cm. Với dúi thịt thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm. Tất cả các nền chuồng nuôi dúi đều cần láng xi măng bằng phẳng, tường trát nhẵn để dúi khỏi đục hay leo trèo ra ngoài.
Về kỹ thuật nuôi dúi, anh Giang chia sẻ với Danviet, tốc độ dúi đẻ nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào người nuôi khi biết lựa chọn thời điểm tách con bố khỏi con mẹ hợp lý khi con mẹ chửa. Thông thường mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lứa từ 2 – 4 con. Dúi con được 1,5 tháng thì thì tách mẹ, 2,5 tháng thì có thể bán giống. Dúi thịt thương phẩm nuôi khoảng 6 - 8 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đạt 2 - 3 kg/con.
"Tuỳ theo chất lượng giống, mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lần từ 2 – 4 con...", anh Giang chia sẻ về loài chuột ăn tre, nứa, mía cây này.
Theo anh Giang, gia đình anh luôn thiếu dúi để bán chứ không sợ không có đầu ra, bởi thịt dúi rất thơm ngon, tính lành và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Mỗi năm anh Giang có hơn 70 triệu đồng thu nhập từ nghề nuôi dúi.
Hiện tại, trại dúi của anh có tổng số lương trên 100 con, có thời điểm lên đến 300 con. Trung bình mỗi năm anh bán 2 lứa dúi giống với giá bình quân từ 250.000 – 500.000 nghìn đồng/cặp, mỗi lứa thu 20 triệu đồng. Ngoài dúi giống, các nhà hàng đặt mua dúi thịt với giá 400.000 – 450.000 đồng/kg.
Mỗi năm, riêng nuôi dúi đã cho gia đình anh Giang thu nhập bình quân hơn 70 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh Giang còn trồng khoảng 1ha keo, mua thêm ô tô tải để vừa buôn bán dê, vừa chở thuê hàng hóa, nông sản cho bà con ở địa phương. Trung bình mỗi tuần anh nhập bán 2 chuyến dê theo hợp đồng với các nhà hàng, mỗi năm cũng có thêm khoản thu nhập gần 50 triệu đồng; đưa tổng thu nhập mỗi năm lên khoảng 150 triệu đồng. |
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn