22:42 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Ninh: Nỗi lo mất nghề mộc

Thứ năm - 28/03/2013 20:10
Để giữ nghề cho làng mộc 300 năm tuổi Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã có chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể. Nhưng số người gắn bó với nghề truyền thống vẫn rất ít...

Nghệ nhân cuối cùng của làng

Mùa xuân này, cụ Đinh Thẩm ông bước sang tuổi 90. Cụ cũng là nghệ nhân cuối cùng của làng mộc Văn Hà. Từ đôi bàn tay tài hoa của cụ, hàng trăm sản phẩm mộc ra đời góp phần làm nên tên tuổi Văn Hà - làng mộc nổi tiếng một thời của Quảng Nam.

Ông Đinh Thẩm - nghệ nhân cuối cùng của làng mộc Văn Hà hơn 300 năm tuổi.

Cụ Đinh Thẩm kể, theo gia phả các dòng họ lớn trong làng để lại, làng mộc Văn Hà đến nay đã trên 300 năm tuổi. Thợ mộc Văn Hà nổi tiếng trong việc dựng nhà rường và đóng đồ gia dụng với phong cách riêng độc đáo. Những ngôi nhà "ba gian hai chái", "tam nhị hạ thiên", "tam gian tứ hạ", "năm gian hai chái cổ lầu", "thủy tạ tứ giác", "vọng nguyệt"... với hàng trăm cây cột, trình, kèo, trỏng quả, hoành phi, câu đối, tủ, bàn trang trí nội thất… được chạm lộng tinh vi, sắc sảo.

Hàng năm, vào độ cuối tháng Giêng, cánh đàn ông Văn Hà lại rời làng đi khắp nơi trong tỉnh, ngoài tỉnh để làm nghề. Nhiều người đã được triều đình nhà Nguyễn mời ra Huế để xây dựng lăng tẩm đền đài, tài nghệ của họ khiến nhiều vị Vua Nguyễn tặng sắc phong công nhận.

Thời vàng son của làng nghề đã qua. Làng mộc Văn Hà ngày nay đã suy tàn nhiều. Theo năm tháng, những thế hệ thợ Văn Hà cứ lần lượt ra đi, mang những bí truyền của nghề về nơi chín suối. Khắp làng tiếng đục, tiếng cưa cứ thưa dần. Cả làng bây giờ chỉ còn lão Nghệ nhân Đinh Thẩm, ngày ngày chăm chút từng đường nét chạm trổ, vì nhớ nghề của ông bà hơn là vì mưu sinh.

Đau đáu nỗi lo thất truyền

Ngày nay hậu duệ của nghề mộc Văn Hà không có mấy người. Sản phẩm độc đáo của làng nghề như chạm khắc kèo cột, trỏng quả… đã không còn được mấy nơi mời làm.

Năm 2008, UBND huyện Phú Ninh quyết định khôi phục nghề mộc Văn Hà và giao cho Hợp tác xã Tam Thành 2 đứng ra lập đề án bảo tồn, phát triển làng nghề. Phòng NNPTNT huyện hỗ trợ kinh phí mở lớp tập huấn đào tạo 30 học viên. Lão Nghệ nhân Đinh Thẩm cũng hăng hái tham gia truyền kinh nghiệm và bí quyết của nghề cho thế hệ trẻ.

Đến nay, trong hơn 200 hộ dân của làng còn chưa đến 10 người làm nghề và chỉ làm những sản phẩm thị trường yêu cầu, chẳng liên quan gì đến sản phẩm đặc trưng của làng.

Lớp học kết thúc đã lâu mà số người theo nghề vẫn chẳng là bao. Đến nay, trong hơn 200 hộ dân của làng còn chưa đến 10 người làm nghề và chỉ làm những sản phẩm thị trường yêu cầu, chẳng liên quan gì đến sản phẩm đặc trưng của làng.

Anh Trần Ngọc Tuấn - một trong những thợ mộc của làng, cho biết, dù rất đam mê với nghề nhưng cũng đành chịu vì sản phẩm truyền thống không có đầu ra. Để mưu sinh, công việc chính của anh tại thời điểm này là hớt tóc. Thỉnh thoảng có ai đặt tạc khắc tượng thần, tượng Phật thì anh làm để khỏi nhớ nghề. Không riêng gì anh Tuấn, nhiều thợ giỏi của làng vì cuộc sống cũng chuyển nghề.

Nghệ nhân Đinh Thẩm cuối đời chỉ ao ước có tiền để dựng một trại mộc, tập trung tất cả những thợ trong làng vào, vừa làm vừa truyền những bí quyết làng nghề, để lỡ mai này có về với ông bà cũng không thẹn nơi chín suối. "Tôi không biết còn sống được bao lâu nữa. Cứ nghĩ đến lúc xuôi tay nhắm mắt, làng nghề mất đi lại thấy có lỗi với tổ tiên" - cụ Thẩm trăn trở.

Cùng với mộc Kim Bồng (Hội An), làng mộc Văn Hà trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân Quảng Nam lâu nay. Ai cũng xót xa khi nghĩ một ngày làng nghề sẽ mất, nhưng bảo tồn và phát huy làng nghề Văn Hà thế nào thì không ai trả lời được.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 272


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 788458

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71015773