06:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rừng chắn sóng “kêu cứu" (Bài 2): Vào cuộc đồng bộ, sớm có giải pháp!

Thứ hai - 10/03/2014 21:40
Rừng chắn sóng đang bị mất dần theo cấp số nhân và nguy cơ xóa sổ đang đến gần nếu không có những cơ chế, giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan cùng sự vào cuộc của người dân.


Rừng chắn sóng “kêu cứu” (Bài 1): Mất dần những... “tấm bình phong”

Mất rừng, vì đâu?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rừng ngập mặn suy thoái do nhiều nguyên nhân như sâu bệnh, quá trình lão hóa của cây trồng… Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết: Rừng đước ở Hộ Độ chết hàng loạt trong những năm gần đây là do cây trồng đã bị lão hóa. Còn diện tích rừng ngập mặn bị chết ở phần lớn các địa phương khác đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Rừng chắn sóng “kêu cứu` (Bài 2): Vào cuộc đồng bộ, sớm có giải pháp!
Rừng chắn sóng ở Thạch Môn (TP Hà Tĩnh) bị chết hàng loạt

Cùng với các nguyên nhân khách quan trên, rừng ngập mặn mất dần còn do công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ của các thành phần liên quan trên địa bàn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Tình trạng người dân chặt phá cây, trâu bò phá hại rừng chắn sóng vẫn diễn ra, điển hình như Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Hà (Cẩm Xuyên)… Thêm vào đó, môi trường sống của rừng ngập mặn ngày càng ô nhiễm do rác thải từ dân cư, đặc biệt là ở đê Đồng Môn đoạn qua xã Thạch Hạ, Thạch Môn…

Rừng ngập mặn thu hẹp cũng bởi thiếu sự quy hoạch tổng thể và sự quan tâm, đầu tư theo định hướng. Rừng chết đã mấy năm trời nhưng chưa có một nguồn vốn nào, một tổ chức nào đứng ra để tôn tạo. Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh được trồng từ trước tới nay là nhờ nguồn đầu tư của dự án, còn nguồn nội lực vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

“Ra tay” cứu rừng

Năm 2011, tỉnh phê duyệt 3 dự án trồng cây chắn sóng, nhưng đến nay mới chỉ thực hiện được một dự án thuộc tuyến đê Đồng Môn, còn hai dự án (đê Cẩm Trung và Cẩm Lĩnh, đê Hội Thống - Nghi Xuân) chưa bố trí được nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng chắn sóng chủ yếu được giao cho chính quyền cấp xã và hộ dân nên chưa có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng cho việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng.

Rừng chắn sóng “kêu cứu` (Bài 2): Vào cuộc đồng bộ, sớm có giải pháp!
Cây chết hàng loạt được người dân chặt làm củi.

Ông Phan Đình Hinh - Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ chia sẻ: “Việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chắn sóng đối với địa phương cũng chưa đủ nguồn lực và kiến thức kỹ thuật. Xã rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong việc giữ và khôi phục diện tích rừng ngập mặn”.

Cứu rừng ngập mặn trước hết phải đi từ sự quan tâm chỉ đạo và tập trung nguồn lực từ chính quyền các cấp. Cùng với đó là một cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Theo ông Hán Duy Anh - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh: “Đã đến lúc cần sự tập trung, thống nhất đầu mối các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng ngập mặn để có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách lâm nghiệp với chính sách của các ngành nông nghiệp, thủy sản”.

Giải pháp bền vững là phải tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích thiết thực của rừng chắn sóng; vận động và hỗ trợ người dân tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục diện tích rừng; tạo sinh kế cho người dân trên những cánh rừng ngập mặn để họ gắn bó, giữ gìn một cách hiệu quả hơn.

Để bảo vệ, khôi phục diện tích rừng đã mất và phát triển thêm những cánh rừng phòng hộ, về lâu dài rất cần sự vào cuộc của giới chuyên môn để nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật về chọn loại cây trồng phù hợp; mật độ; thời vụ; kỹ thuật trồng, phòng chống sâu bệnh... Theo tìm hiểu của chúng tôi, rừng ngập mặn lâu nay chủ yếu đan xen các loại đước, bần, sú vẹt, nhưng điều lạ là chỉ có cây đước bị chết, các cây còn lại vẫn xanh tốt.

Qua tham khảo các hộ trồng rừng ngập mặn lâu năm cho thấy, cây vẹt mang lại hiệu quả cao hơn cả vì loài cây này tuy thấp nhưng nhiều nhánh nên che chắn sóng biển, triều cường rất tốt. Trong khi các ngành chuyên môn chưa có khuyến cáo cụ thể nào thì những ý kiến từ thực tiễn của người dân rất cần được tham khảo để sớm phục hồi những diện tích rừng phòng hộ đã mất.

Thu Phương
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 62022

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1034190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71261505