00:18 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất, tiêu thụ cá tra: Thiếu một “thuyền trưởng”

Thứ sáu - 12/10/2012 08:40
Tình trạng người nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt mở rộng diện tích dẫn đến khó khăn về đầu ra, cùng với sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp chế biến đã khiến cho sản xuất, tiêu thụ cá tra của nước ta gặp nhiều khó khăn.
Sáng 10/10, Bộ NN&PTNT đã cùng ngồi lại với các bộ, ngành và địa phương để bàn biện pháp tháo gỡ vấn đề trên.

Thu hoạch cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với diện tích nuôi chỉ 1.500ha nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra chiếm tới 75% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp. Toàn tỉnh có 20 nhà máy xuất khẩu cá tra đông lạnh với công suất khoảng gần 500.000 tấn nguyên liệu/năm. Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết, vào thời điểm quý I/2012, giá cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 26.000 - 28.000 đồng/kg nhưng hiện nay chỉ còn 20.000 - 22.000 đồng/kg. Với mức giá này người nông dân đang lỗ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Tương tự, tại nhiều vùng sản xuất cá tra của An Giang, Cần Thơ cũng diễn ra tình trạng tranh mua tranh bán, dẫn đến cả người nuôi và doanh nghiệp đều chịu thiệt. Theo Tổng cục Thủy sản, chính sự canh tranh thiếu lành mạnh dẫn tới giá cá tra đang bị giảm trên thị trường xuất khẩu. Nếu như năm 2000, giá cá tra xuất khẩu của nước ta là 3,7 USD/kg, đến nay chỉ còn 2,7 USD/kg, giảm 1 USD/kg. Đặc biệt, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cá tra đang phát triển một cách tự phát và khó kiểm soát. Năm 2000, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 15 nhà máy nhưng đến năm 2011 đã có khoảng 291 doanh nghiệp. Nhiều công ty có công suất chế biến dưới 30 tấn/ngày đang bị thua lỗ.
 Một vấn đề đáng lo ngại nữa là, mặc dù đã qua hơn 10 năm tham gia xuất khẩu nhưng mặt hàng cá tra của Việt Nam vẫn chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần. Công tác quy hoạch sản xuất còn chậm, nhiều hộ dân phá bỏ ruộng vườn để đào ao thả cá tra khiến sản lượng tăng đột biến, giá bán hạ. Ngoài ra chất lượng con giống cá tra thấp, tỷ lệ sống chỉ đạt 10%. 30 - 40% số hộ dân sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, vay vốn tín dụng và mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu còn lỏng lẻo. "Cần thiết phải thành lập một ban điều hành hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra" - ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Hội Nghề cá Việt Nam chia sẻ.Đến nay, cá tra Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nga. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thừa nhận, cá tra Việt Nam đang "một mình một chợ" nhưng lại không phát huy được thế mạnh do thiếu một "thuyền trưởng" điều hành. Do đó, tiếp thu ý kiến đóng góp của các địa phương và  các bộ, ngành, Bộ NN&PTNT đang xây dựng một Nghị định mới về quản lý sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Thiện Quang
Nguồn:ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 24147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 638098

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70865413