10:38 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng xi-măng bón ruộng dưới góc nhìn khoa học

Thứ năm - 28/01/2016 02:14
Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin nông dân Lê Văn Nuôi ở xã Long hậu huyện Lai Vung có sáng kiến sử dụng xi măng bón ruộng, bước đầu cho kết quả tốt nên nhiều nông dân bắt chước. Vậy vai trò của xi măng như thế nào dưới góc nhìn khoa học.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước hết xi măng được sản xuất từ nguyên liệu là vôi, đất sét và một số phụ gia như bột sắt,  bô-xít, cát. Các nguyên liệu này được nghiền, rây mịn với kích thước 0,08 mm. đem nung ở nhiệt độ 1.450 oC. Trong xi măng có chứa 62-69% CaO (calcium oxide), 21-24% SiO2 (silicon dioxide), 4-8% Al2O3 (oxid nhôm hay alunium oxide), 2-5%  Fe2O3 (oxid sắt hay iron oxide)Ngoài ra có một ít' mangan, ma-nhê, lân và kali (bảng 1).

Bảng 1: Thành phần hóa học của clinker
 

Thành phần chính

Tỉ lệ (%)

Tạp chất

Tỉ lệ (%)

CaO

58 – 67

MgO

1 – 5

SiO2

.16 – 26

SO3

0.1 – 2.5

Al2O3

4 – 8

P2O5

0 – 1.5

Fe2O3

2 – 5

Mn2O3

1 – 3

 

 

TiO2

0 – 0.5

 

 

K2O + Na2O

0 – 1

 

Trên thế giới có rất ít nghiên cứu về sử dụng xi măng bón cho ruộng, tuy nhiên đối với các vùng đất quanh vùng nhà máy sản xuất xi măng ghi nhận có những trường hợp sau:

  • Xi măng nguồn tiềm năng K và Ca cho cây trồng trên đất chua ở Đông Canada. Qua nghiên cứu so sánh xi măng với phân kali và can-xi trên khoai tây cho thấy xi măng làm tăng năng suất khoai tây tương tự như bón phân kali và vôi
  • Ghi nhận tại Ghana châu Phi, khoai mỳ khi trồng quanh nhà máy xi măng Diacem bị nhiễm kim loại nặng như chì, chrom, asen và nicken. Nguyên nhân trong nguyên liệu sản xuất xi măng có sử dụng quặng bô xit
  • Kết quả nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy bụi xi măng làm giảm hàm lượng chlorophil của cây đậu phộng, cây mè nên làm giảm năng suất khi trồng quanh nhà máy sản xuất xi măng.
  • Cũng kết quả nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy khi bón xi măng trên ruộng trồng cà tím làm giảm số lá và diện tích lá nên làm giảm năng suất của cà

Như vậy, khi bón ruộng bằng xi măng, về mặt hóa học có tác dụng cải tạo đất nhờ cung cấp chất vôi, kali và bổ sung nhiều chất vi lượng cho cây trồng. Nhưng về mặt lý học, trong đất chứa tỷ lệ nhất định giữa các khoáng sét, nước và không khí. Các hạt xi măng có kích thước quá nhỏ nên bít kín các khe hở trong đất, làm đất bị chay cứng do phá vở cấu trúc đất. Trong xi măng có sử dụng quặng bô xit nên có nguy cơ cây trồng bị nhiễm kim loại nặng khi bón lâu dài

Do đó thay vì sử dụng xi măng làm phân bón, các nhà khoa học khuyến cáo nông dân nên sử dụng vôi nông nghiệp có thành phần hóa học tương tự như xi măng. Vôi nông nghiệp được làm từ đá vôi nung ở nhiệt độ 825 oC, kích thước hạt lớn hơn, nhưng nung trong các lò thủ công nên chất lượng chưa ổn định. Giá xi măng trên thị trường hiện giá 1.800-2.000 đồng/kg, trong khi vôi nông nghiệp lên đến 800-1.000 đồng/kg.

Ở gốc độ kinh tế cũng như dinh dưỡng cây trồng, sử dụng lân nung chảy thay cho xi măng là hiệu quả quả nhất. Trong lân nung chảy có chưa 15-20% P2O5, 23-30% CaO, 14-18% MgO. Đây là loại phân bón chuyên dụng cho đất phèn cũng nhưng đất líp, rất cần thiết cho các loại cây trồng

Bảng 2: So sánh thành phần dưỡng chất của một số phân bón có khả năng thay thế xi măng

Loại phân bón

Thành phần dưỡng chất

Giá (đồng/kg)

Xi măng

58-67% CaO, 1-5% MgO, 1-3% MnO

1.800-2.000

Vôi nông nghiệp

CaO: 65-85 %:

800-1.000

Bột Dolomite

50-60% CaO, 28-34% MgO

1.000-2.000

Lân nung chảy

15-21% P2O5, 25-30%CaO, 14-18% MgO

2.850-3.000

Tài liệu tham khảo

Enespa,  S. K. Dwivedi 2013. Effect on growth parameters of brinjal (solanum melongena l.) after exposure of cement dust  International Journal of Pharma and Bio Sciences  2013 Jan; 4(1): (B) 755 - 759

Sadhana Chaurasia, Ashwani Karwariya, Anand Dev Gupta, 2013 Effect of cement industry pollution on chlorophyll content of some crops at Kodinar, Gujarat, India, Proceedings of the International Academy of Ecology and Environmental Sciences, 2013, 3(4): 288-295

Phước Tuyên
nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 56814

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172684

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60494641