Triển khai 4 lĩnh vực then chốt
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ và Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động vào cuộc quyết liệt, ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt, đó là:
Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL; Phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai; Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.
Đồng thời, Bộ đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính, gồm: Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách; Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; Đầu tư và phát triển hạ tầng; Nghiên cứu, chọn tạo các giống nông nghiệp có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển và huy động nguồn lực.
Thu hoạch tôm ở ĐBSCL.
Về xây dựng các chương trình, đề án: Đến tháng 12/2019, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt 3 Chương trình/Đề án: Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; Đề án hiện đại hóa thủy lợi vùng ĐBSCL; Đề án phòng chống sạt lở bờ sông bờ biển toàn quốc, trong đó có Vùng ĐBSCL. Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình “Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021- 2030”; theo đó, ĐBSCL sẽ tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chủ lực đó là thủy sản (cá tra, tôm nước lợ), cây ăn trái và lúa gạo, phấn đấu đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước có chất lượng, năng suất, hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn nhận định: "Về phát triển bền vững trong nông nghiệp, bao trùm nhất với khu vực ĐBSCL, Chính phủ đã có NQ 120 về phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực lắng nghe bà con để kiến tạo bằng cơ chế, chính sách cho phát triển ĐBSCL với mục tiêu nâng cao đời sống của bà con".
Theo ông Tuấn, để làm được điều đó, với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã cho thấy sự thay đổi rất rõ tư duy phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loại cây có giá trị cao hơn.
"Bộ NN và PTNT trình với Thủ tướng 3 Đề án về điều chỉnh khu vực ĐBSCL chuyển từ trữ mặn sang điều tiết mặn phù hợp; đề án về phát triển giống, cây trồng vật nuôi đặc biệt là giống thủy sản đến năm 2025; chương trình phòng chống thiên tai, chống sạt lở. Vừa qua Thủ tướng đã có nhiều hỗ trợ cho vấn đề này"- ông Tuấn cho biết.
Sẽ có nhiều chính sách đột phá cho ĐBSCL
Theo Bộ NNPTNT, với nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết, cộng hưởng hiệu quả của các chính sách trước đây, nông nghiệp ĐBSCL tiếp tục chứng tỏ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
Giai đoạn 2016 - 2018, nông nghiệp ĐBSCL tăng trưởng GDP đạt 3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (2,67%/năm); đóng góp 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung của Vùng. Sự phát triển đó đóng vai trò quan trọng cho phát triển sinh kế, tạo thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, bởi lẽ sinh kế chính của người dân nông thôn ĐBSCL vẫn chủ yếu từ nông nghiệp.
Tuy nhiên, thu nhập nông dân còn thiếu tính ổn định và nhiều rủi ro. Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng chậm hơn so với trung bình cả nước; năm 2018 đạt 35 triệu đồng/người, thấp hơn mức trung bình cả nước 38,5 triệu đồng/người.
Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 120, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ 3 chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, triển khai các nhóm cơ chế, chính sách cụ thể như: Ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL để hoàn thiện cơ chế điều phối, phát triển vùng ĐBSCL, trong đó có thành lập Hội đồng điều phối vùng; Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững; Sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, bền vững;
Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao; Phát triển vùng đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm sinh thái tự nhiên, điều kiện vùng và tiểu vùng sinh thái; Ưu tiên bố trí các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống của người dân; Nghiên cứu xây dựng đề án NTM cho ĐBSCL với các tiêu chí đặc thù; trong đó chú trọng nội dung thích ứng với BĐKH, di dân khỏi vùng nhạy cảm với môi trường, phòng chống thiên tai. Hỗ trợ các nông hộ phát triển sản xuất, kinh doanh để nâng cao thu nhập.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển ĐBSCL lấy con người làm trung tâm Trả lời câu hỏi của bà con nông dân tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân ngày 10/12 tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau khi có Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ, Chính phủ đã có Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13/4/2019 về ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời câu hỏi của bà con nông dân về triển khai thực hiện Nghị quyết 120 về ĐBSCL Triển khai thực hiện Nghị quyết thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo ngành NNPTNT đã chủ động vào cuộc quyết liệt, ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt, đó là: Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL; phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai; nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng. Quan điểm của Đảng, Chính phủ đối với phát triển ĐBSCL là kiến tạo, phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, biến khó khăn thành thách thức thành cơ hội. Chính vì vậy phải thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; xây dựng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh gắn với xây dựng chuỗi giá trị cao.Bên cạnh đó, phát triển tuân thủ quy luật tự nhiên trên tinh thần thuận thiên; xây dựng kịch bản, giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai, bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, các tình huống bất lợi. Chủ trương phát triển ĐBSCL là lấy con nguời làm trung tâm, giảm khoảng cách giàu - nghèo; chú trọng chất lượng hơn số lượng. Xác định biến đổi khí hậu, nước biến dâng là xu thế tất yếu, phải thích nghi, biến thách thức thành thời cơ. A.T |
Chủ động sản xuất 100% giống tôm Theo Bộ NNPTNT, đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu giống tôm phục vụ thả nuôi; cụ thể như đối với tôm sú: 9 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã chọn tạo được thế hệ tôm sú bố mẹ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thế hệ ban đầu từ 20-25%; Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và công ty Moina đã phối hợp lai, chọn, tạo được thế hệ tôm sú 15 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thế hệ ban đầu trên 30%; Đối với tôm thẻ chân trắng: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III cùng Tập đoàn Việt - Úc phối hợp chọn, tạo ra thế hệ thứ 10, có tốc độ tăng trưởng cao hơn thế hệ ban đầu trên 54%, hoàn toàn sạch bệnh. Cùng với đó công tác xây dựng hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỷ thuật đến nay đã từng bước hoàn thiện và đồng bộ; công tác thanh tra kiểm tra chuyên ngành được đẩy mạnh với chế tài xử lý nghiêm minh.. K.L |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn