16:34 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cơ hội cho ngành thủy sản

Thứ tư - 21/10/2015 23:20
Việc mở rộng cơ hội hợp tác, nhất là hợp tác công tư (PPP) đang dần giúp ngành thủy sản Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản.

Cần thiết

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã thành lập nhóm công tác thu hút đầu tư thủy sản. Đây là tổ chức đối tác công tư, gồm đại diện một số cơ quan của Bộ và một số doanh nghiệp điển hình trong đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đã tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Có thể nói đây là hình thức đối tác công tư hoàn toàn mới ở Việt Nam, hoạt động với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hưởng lợi các chính sách, chương trình, dự án…; đồng thời, nhóm sẽ kết nối các doanh nghiệp đầu tàu với một số địa phương được Bộ lựa chọn thí điểm đột phá về chính sách và thể chế để thu hút đầu tư tư nhân và tái cơ cấu thủy sản.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) triển khai mô hình đối tác công tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, mô hình đang hoạt động với bảy nhóm đặc trách ngành hàng cà phê, chè, rau hoa quả, thủy sản, hàng hóa chung, hồ tiêu và gia vị, tài chính nông nghiệp. Mô hình đối tác công tư ngành nông nghiệp của Việt Nam đã được WEF đánh giá cao và được xem như là một mô hình điển hình cho các nước khác học hỏi và nhân rộng.

Thủy sản là một trong những lĩnh vực được chú trọng khi triển khai PPP - Ảnh: Bảo Yến

Cùng với đó là việc thực thi nhiều biên bản ký kết giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ thực hiện thúc đẩy hợp tác công tư, nâng cao chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ phân phối sản phẩm, nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và thúc đẩy thương mại.

 

Thủy sản tham gia

Ngày 9/9 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công tư hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam giữa các thành viên gồm: Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ), Tổ chức Sáng kiến Bền vững Thương mại (IDH), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (VIFEP), Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Tổ chức quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Nội dung hợp tác công tư sẽ tập trung vào: Phát triển và thúc đẩy nghề cá có trách nhiệm; Hỗ trợ phát triển các chiến lược quốc gia và chính sách có liên quan về nghề cá co trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam; xúc tiến các sản phẩm thủy sản có trách nhiệm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo ông Flavio, Giám đốc IDH, mỗi hoạt động hỗ trợ, xúc tiến ngành thủy sản có sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức này sẽ hỗ trợ 60% kinh phí, phía doanh nghiệp đóng góp 40%. Theo đó, trong nội dung PPP, IDH sẽ tập trung vào hai nội dung: nghiên cứu phát triển bền vững thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu và áp dụng mô hình dịch tễ học góp phần giảm thiểu thiệt hại về dịch bệnh gây ra trong nuôi trồng thủy sản. IDH có kế hoạch xây dựng hai nội dung này có sự tham gia mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp, người nông dân và phát triển thành một hệ thống bền vững.

Một số hoạt động sau lễ ký kết có thể kể đến như dự án AIP/FIP nhằm ủng hộ phát triển thủy sản, thúc đẩy sự đóng góp của khối tư nhân cho các trang trại nuôi tôm quy mô nhỏ và xúc tiến chuỗi cung ứng tôm có trách nhiệm tại Việt Nam, khuyến khích thị trường trong nước và nước ngoài đối với sản phẩm thuỷ sản bền vững/có chứng chỉ, hỗ trợ quá trình phát triển kế hoạch hành động quốc gia về thủy sản.

>> Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, mục đích chính của mô hình đối tác này là nhằm nâng cao phát triển sản xuất, tăng cường chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, duy trì ổn định thị trường, tăng giá trị gia tăng của một số mặt hàng chủ lực ngành nông nghiệp.

Bảo Bình 

Nguồn: thuỷ sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970278

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61292235