14:58 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vào TPP – Người chăn nuôi quyết định sự thành - bại

Thứ tư - 28/10/2015 03:59
Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.
 

Biểu đồ phân bố trang trai chăn nuôi heo năm 2014

“Việt Nam chưa bao giờ xóa bỏ thuế nhập khẩu. Chúng tôi xin khẳng định, ngành chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm trước khi thuế về 0%. Nhìn chung, dù tác động là có nhưng không quá lớn như người nông dân lo lắng”., ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định trong buổi họp báo cung cấp thông tin về kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Ngành chăn nuôi và lộ trình 10 năm chuẩn bị

Sau khi trưởng đoàn 12 nước thành viên TPP bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán, sau quá trình phê duyệt kéo dài từ 18 - 24 tháng, hiệp định TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực. Nhiều người dân thực sự lo lắng cho ngành chăn nuôi trong nước  vốn đã được đánh giá là “chịu nhiều tổn thương”, sau khi TPP được ký kết “sẽ sớm bị nhấn chìm”.

Theo ông Khánh, một số nông sản mà Mỹ và các nước khác trong TPP có thế mạnh như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… sẽ gây sức ép cạnh tranh rất lớn cho nông sản trong nước khi thuế suất về mức 0%. Nhiều loại nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì chúng ta vẫn nhập khẩu từ trước như đậu tương, bắp, sản phẩm từ sữa, nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp,...

Các báo cáo cho thấy, Việt Nam được đánh giá là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Cơ cấu hàng hoá các nước TPP với Việt Nam có sự bổ trợ lẫn nhau, giúp tăng cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Đối với TPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung mà Việt Nam đã và đang đàm phán, mặt hàng nông nghiệp bao giờ cũng được Chính phủ đưa ra lộ trình giảm thuế lâu nhất so với các ngành khác”.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta hội nhập, Việt Nam đã từng tham gia ASEAN, WTO,... ngành chăn nuôi đã từng bước đối mặt, cạnh tranh cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong 5 năm đàm phán, Chính phủ đã có những bước chuẩn bị để đương đầu với thử thách và tận dụng những lợi thế mà TPP mang lại. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi tập trung hoàn thiện và triển khai đề án tái cơ cấu ngành để biến thách thức thành cơ hội phát triển.

Bên cạnh những quan ngại kể trên, nhiều quan điểm tích cực xem TPP là bước tiến lớn để ngành chăn nuôi “thay da đổi thịt”. Chăn nuôi hiện đang tác động trực tiếp đến 11,3 triệu hộ dân, vốn đã tồn tại những bất cập về quy mô nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Mặc dù hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp đều phải nhập khẩu, nhưng theo thống kê 6 tháng đầu năm nay, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được kéo xuống ngang bằng với các nước trong khu vực, thậm chí thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc.

 

Biểu đồ phân bổ trang trại chăn nuôi gia cầm năm 2014

Yếu tố quyết định “thắng thua” chính là người dân

Phát biểu tại “Hội thảo đánh giá tác động của TPP đến ngành chăn nuôi”, TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: “TPP đặt ra tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, mức độ an toàn sản phẩm. Vì vậy chăn nuôi trong nước không nên chạy theo tăng trưởng số lượng mà nên tổ chức lại để sản phảm có chất lượng tốt nhất, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, đây mới là mục tiêu tăng sức cạnh tranh”.

Giải pháp toàn diện để cạnh tranh công bằng dưới tác động của TPP không chỉ tập trung vào việc tăng quy mô đàn, cải thiện chất lượng con giống, tăng năng suất vật nuôi, áp dụng các chương trình sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả, mà còn phải kiên quyết nói không với chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh.

Nói cách khác, người chăn nuôi có 10 năm để tái cơ cấu, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, có nghĩa là kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn lọc giống, phương thức chăn nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh, chất lượng thức ăn chăn nuôi đến khâu giết mổ, cung ứng thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt chú trọng thực hiện các quy định về việc cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đây được xem là giải pháp cốt lõi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Làm sao để chúng ta không thua cuộc ngay trên “sân nhà” khi đứng trước nguy cơ gần 100 triệu người Việt quay lưng với sản phẩm Việt vì lo sợ “hàng nội” không an toàn? Câu hỏi này chỉ có người chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước mới có câu trả lời vì chính họ quyết định sự thành bại của ngành chăn nuôi trong nước.

Lê Minh Mân
(Tổng Giám đốc Công ty CP TĂCN Spotlight)

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 965615

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61287572